Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

THẾ NÀY THÌ DÂN CHẾT, XÃ HỘI SUY VONG...

Trung Quốc: 1 hóa đơn = 229 người dân

TT - Vấn đề thâm lạm trong chi tiêu công tại Trung Quốc đang trở thành điểm nóng những tháng qua. Điển hình như ở một huyện nghèo đã “đốt” hơn 800.000 tệ (125.000 USD) công quỹ vào việc tiếp đón một đoàn thanh tra tỉnh trong 20 ngày.
Ở huyện nghèo như huyện Tỉ Quy (Hồ Bắc), số tiền các quan chức địa phương đã chi ra tiếp đón một đoàn thanh tra qua chuyến tham quan bằng du thuyền hạng sang cùng những bữa tiệc linh đình tại các khách sạn xa hoa... tương đương tổng thu nhập của 229 người dân tại huyện này trong một năm!
Dân... lãnh!
Báo Tài Tân viết viên khâm sai đại thần mượn danh “Thượng Phương bảo kiếm” này đã lợi dụng cơ hội để hưởng thụ, trong khi các quan địa phương được dịp xu nịnh để thăng chức.
Trước khi đoàn thanh tra tỉnh Hồ Bắc đến thị sát huyện Tỉ Quy từ ngày 11-4 đến 9-5, bí thư Huyện ủy Tỉ Quy La Bình Lương còn cho xuất bản cuốn sách 10 điều răn yêu dân do chính ông chấp bút nhằm tạo dư luận tốt và lấy lòng các quan thanh tra.
Theo thống kê của báo Tài Tân, chỉ trong 20 ngày thị sát, số tiền được chi cho các hoạt động tiếp đón đã lên đến hơn 800.000 tệ.
Theo lời ủy viên Huyện ủy Tỉ Quy Trịnh Chi Vấn, cơ quan tiếp đón còn bao trọn hai tầng của một khách sạn bốn sao nhằm giúp công tác thanh tra “được thực hiện một cách trôi chảy”.
Các cơ quan địa phương sẵn tay bỏ ra hơn 120.000 tệ (18.800 USD) cho các quan thanh tra đi chơi bằng du thuyền ở đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang, đồng thời rộng tay vung hơn 110.000 tệ (17.200 USD) mua điện thoại, 10 tivi màn hình phẳng và nhiều vật dụng có giá trị như máy ảnh, máy tính, máy in... để “làm quà” cho các quan thanh tra.
Huyện Tỉ Quy là một trong những huyện nghèo tại Hồ Bắc. Dưới tác động của làn sóng di dân khi xây dựng đập thủy điện Tam Hiệp, cuộc sống người dân nơi đây càng thêm cơ cực.
Đến nay Tỉ Quy vẫn là một huyện “ăn cơm trung ương” nhưng lại là một trong những huyện “chịu chi” nhất không tiếc tay để làm vui lòng các đoàn thanh tra tỉnh nhà.
Quan... nhờ!
Chỉ một tháng sau khi đoàn thanh tra kết thúc chuyến thị sát tại huyện Tỉ Quy, số tiền hơn 800.000 tệ đã được cơ quan phụ trách tài chính huyện quyết toán và nghiễm nhiên trở thành một khoản chi tiêu công hợp pháp mà ai cũng rõ đó là tiền thuế của người dân huyện nghèo này.
Trong vòng chưa đến ba tháng, bí thư Huyện ủy Tỉ Quy La Bình Lương đã được cất nhắc lên chức cao trong khi chủ nhiệm Văn phòng huyện ủy Trịnh Chi Bưu trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí chủ nhiệm ủy ban thường vụ huyện ủy.
“Khoe của”, “sĩ diện” là những từ Nhân Dân Nhật Báo ngày 26-9 dùng để chỉ thói vung tiền công quỹ của quan chức địa phương ở các huyện nghèo.
Hiện trạng các huyện nghèo tranh nhau đốt tiền vào những công trình xây dựng “mang tầm cỡ quốc gia” và những món công phí khổng lồ nhằm làm “mát mặt” địa phương không còn là cá biệt.
Gánh nặng của các khoản chi tiêu công hoang phí này đổ lên đầu những người dân nghèo với mức thu nhập 3.497 tệ (548 USD)/năm, khiến các huyện nghèo tại đây cứ mãi luẩn quẩn trong vòng nghèo đói.
Báo Thanh Niên Trung Quốc dẫn kết quả khảo sát trên 10.275 người dân từ mạng Dân Ý và mạng Sohu về vấn đề chi tiêu công cho thấy 99,1% người dân khẳng định chính sách dành cho việc tiếp đón công vụ đang tồn tại những vấn đề nghiêm trọng, 91,6% cho rằng đó là nạn tham nhũng, 63,4% đánh giá số tiền công quỹ được chi xài lãng phí, trong khi 57,6% cho rằng các chi tiêu này không minh bạch.
ĐÔNG PHƯƠNG
(Theo Tin Tức Tài Chính, Nhân Dân Nhật Báo, Thanh Niên Trung Quốc)

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

Libya...

Thông tin nổi bật báo chí đăng tải hôm nay là cái chết của ông Gaddafi, cựu lãnh đạo của Lybia.
Phải chăng luật nhân quả đã ứng báo?
Hy vọng chúng sanh sẽ tỉnh & ngộ hơn sau sự biến này.
Mong thay, mong thay...

PVH

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

HIỆP SĨ

Đó là người thường ra tay giúp đỡ người khác một cách vô vị lợi.

Chúng ta thường nghe nói tới “ Hiệp sĩ đường phố” giúp bắt bọn cưới giật móc túi trên đường, “Hiệp sĩ thông tin” chuyên trị các Tin tặc trên mạng internet....

Vẫn còn đó nhiều người làm việc tốt giúp người, và có thể gọi họ là những người có tinh thần hiệp sĩ như: cứu người chết đuối; cứu dân trong thiên tai, thảm họa; cứu người lương thiện bị truy sát trên đường; bảo về người yếu thế...

Mong rằng tinh thần hiệp sĩ này sẽ được nhân rộng không những trên đất liền lục địa và còn lan rộng ra ở các vùng biển và hải đảo xa xôi, lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông.

Mong có nhiều tấm gương xả thân để cứu ngư dân bị ức hiếp trên biển, khi lãnh hải bị gây hấn và xâm phạm lấn chiếm.

Tinh thần xả thân đó chắc chắn sẽ nhanh chóng đưa sự thực lịch sử-vốn có ra phân xử tại tòa án quốc tế.

Và chiến thắng cuối cùng chắc sẽ đến vì chân lý thuộc về chúng ta, một dân tộc có tinh thần hiệp sĩ, yêu hòa bình.


PVH

“ÔNG KHÔNG PHẢI BỐ TÔI !”

Đó là tên vở kịch nổi tiếng của kịch gia Lưu Quang Vũ phản ánh thực tế xã hội Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới ở thế kỷ trước kéo theo luân thường đạo lý xã hội đổi thay. Trong vở kịch, khi anh con trai cãi láo với bố đẻ của mình thường thốt ra câu cửa miệng: “ Ông không phải bố tôi”.

Và dưới đây là một câu chuyện tiếu lâm tôi nghe được thời bao cấp:
“Một phó thường dân nhặt ở bên vệ đường một BẢN TỰ KHAI có nội dung trích yếu....
Tên khai Sinh: VN Dân Chủ Cộng Hòa
Tên thường gọi: CH XHCN VN
Tên bố: Liên Bang Cộng Hòa XHCN Xô Viết
Tên mẹ: CHND Trung Hoa
Tình trạng hôn nhân của bố mẹ: Đã li dị”

Đó là một câu chuyện tiếu lâm thâm thúy, có lý mà cũng vô lý.
Có lý:
+ Con lấy họ của cha, và ít tuối hơn cha; vì con sinh năm 1945, cha sinh năm 1917;
+ Liên Xô và Trung Quốc đã không còn nhìn mặt nhau thời chiến tranh lạnh, sau đó TQ xích lại gần Hoa Kỳ để hất ghế Đài Loan ở Liên Hợp Quốc và thừa cơ cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.
Vô lý:
+Mẹ sinh năm ’49, sau con 4 năm nên không thể là mẹ đẻ, ngoại trừ “mẹ ghẻ”, còn làm bố của VN thì lại càng không logic;
+Tự khai thường dùng cho khai về nhân thân, các quốc hiệu nêu trên về bản chất không có tính dân sự nên không thể hợp lý nếu là trích từ nội dung trong BẢN TỰ KHAI.

Quay lại vở kịch đã nêu, chúng ta biết người bố là bộ đội thời chống Pháp, sau giải phóng Điện Biên tiến về thủ đô được phân một chổ ở bao cấp. Ông cùng vợ đã chật vật nuôi người con trai ăn học nên người ở nơi “gạo châu củi quế” giữa lòng thủ đô. Hết lòng yêu thương con, hy sinh vì con bằng lòng phụ tử và không mong ngày con báo hiếu. Chắc hẵn ông mang lòng tin tưởng vô hạn ở sự giáo dục của chế độ XHCN tươi đẹp. Đùng một cái, ông phải đối mặt với việc mất chổ ở do bị đứa con ruột thịt đuổi với câu chửi sa sả: “ Ông không phải bố tôi”.

Đó! Xã hội mà Tam Cương “ Quân – Sư - Phụ” bị coi thường đến như vậy thì tình “ Huynh đệ” ngày nay còn có nghĩa lý gì đâu!!!
Mở rộng ra việc giải quyết tình hình biển Đông hiện tại giữa VN và TQ, tôi tuyệt nhiên không tin tưởng vào sự cam kết dựa trên tình huynh đệ, đồng lòng, đồng hướng, có thêm màu mè với số má gì đó (có thể chúng ta rất thực lòng, cả tin, mong muốn hòa bình và ổn định lâu dài) mà nhất quyết phải dựa vào luật pháp quốc tế đặc biệt là Luật Biển 1982 và chứng cứ là sự thật lịch sử.

Cũng như ông bố trong vở kịch trên, (và bao ông bố khác trong đời thường) , nếu biết phòng xa, biết nghi vấn TAM CƯƠNG của Nho giáo cổ hũ (trong tình hình mới có nhiều thay đổi) ông sẽ làm giấy tờ nhà đất theo qui định của pháp luật đứng tên chung vợ và chồng thì sẽ không thể xảy ra sự cố đau lòng theo kết cục của “ vở kịch”.

« Ông không phải là bố tôi ! »
« Bà không phải là mẹ tôi ! »
« Ông phải phải là gì của tôi cả ! »

Tiếng hét văng vẳng trong vở kịch cất lên, lại nhớ Lưu Quang Vũ đến nao lòng !
Đâu đó tình Huynh đệ ngập tràn....tiếng tung hô.....hố...


PVH