Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010

Thước đo ý nghĩa cuộc đời là sự đóng góp


TTCT - 15 năm qua, mỗi năm bác sĩ nhi khoa Quỳnh Kiều từ Mỹ về Việt Nam hai lần theo chương trình mà bà thành lập Project Vietnam Foundation (Quỹ Dự án Việt Nam). Quỹ Dự án Việt Nam của bác sĩ nhi khoa Quỳnh Kiều thực hiện nhiều công việc và dự án khác nhau nhằm mục tiêu nâng cao hỗ trợ sức khỏe cho những trẻ em đang gặp nguy hiểm, cho các cộng đồng nghèo ở nông thôn và đào tạo các chuyên viên y tế tại Việt Nam.
Bác sĩ Quỳnh Kiều sinh ở Hà Nội, là người đầu tiên trong lịch sử Mỹ cùng lúc được trao hai giải thưởng: Phụ nữ xuất sắc nhất trong năm của quốc hội bang California và Bác sĩ mang lại hãnh diện cho ngành y khoa do chính các đồng nghiệp thuộc Hội Y sĩ Hoa Kỳ bầu chọn. Bà có ba con và đều đã trưởng thành.
Tuổi Trẻ Cuối Tuần đã trò chuyện với bà ngày 6-11, sau khi bà cùng các chuyên gia Mỹ chia sẻ với các phụ huynh kinh nghiệm nuôi dưỡng trẻ em tại TP.HCM.

Tiền bạc không mua được sự thỏa mãn tinh thần
* Thưa bà, nhìn các bậc phụ huynh dành thời gian đến để nghe cách chăm sóc con khiến chúng ta cảm thấy có nhiều hi vọng về việc các em nhỏ ngày càng được chăm sóc tốt và đúng cách hơn. Các phụ huynh vốn hay lấy lý do quá bận rộn nên những
dịp này quả là dịp quý?

- Cha mẹ luôn là người sát cánh với con mình nhất, giúp con phát triển nhiều nhất. Bất kỳ ai khác can thiệp chỉ là những người tư vấn vì họ có chuyên môn mà thôi. Vấn đề là các gia đình ngày càng bận rộn lo lắng cho kinh tế, vì vậy họ phó mặc thời gian chăm sóc và vui chơi với con cái cho người giúp việc, cô giáo, nhà trường.
Dẫu thế, trước và sau khi đón bé từ trường về, cha mẹ vẫn có thể dành thời gian trực tiếp tiếp xúc với bé, dù thời gian đó ít ỏi nhưng rất có ý nghĩa. Các ông bố bà mẹ về thì hay làm việc nhà, thời gian dành thật sự toàn vẹn tâm trí cho các bé hay thông tin, trò chuyện với các bé không nhiều.
Trong quãng thời gian ít ỏi đó, để giúp bé phát triển, nếu cha mẹ làm việc nhà thì nên cố gắng lôi kéo sự quan tâm của bé vào việc đó. Ví dụ khi giặt giũ thì rủ bé cùng làm, chỉ màu sắc, đồ đạc và nói chuyện để bé phát triển nhận thức. Nếu cha mẹ mang về nhà sự căng thẳng của công việc thì chẳng ích gì cho sự phát triển của con.
Hành động sẽ kéo theo cảm giác. Nếu họ luôn nghĩ đứa con vô cùng quan trọng với mình và cần làm gì để giúp bé phát triển, đó mới là sứ mệnh cao cả và quan trọng nhất của cha mẹ khi họ bước chân về đến nhà.
* Nhưng các bậc cha mẹ cần đi làm để kiếm tiền lo cho tương lai của con...
- Tương lai của con nằm ở chỗ cha mẹ giúp con phát triển ra sao. Không phải cha mẹ lo cho tương lai bằng sự trọn vẹn về tài chính, mà là làm sao cho con phát triển tối đa, thông minh nhất, phát triển tất cả tiềm năng của bé.
Theo tôi, mấu chốt là cha mẹ phải ở bên con, làm sao cho con hiểu được những giá trị mà bản thân cha mẹ cũng đề cao và tôn trọng. Ví dụ cha mẹ muốn con mình học hỏi nhiều nhưng chỉ lo chuyện vật chất thì con cái họ sẽ nghĩ thế nào?
Cha mẹ là người mà con cái tiếp xúc đầu tiên khi vừa mở mắt, sáng thức dậy, tối đi ngủ. Qua những gì cha mẹ làm, con cái sẽ khám phá ra thế giới. Bởi vậy, giả sử cha mẹ có những người không có điều kiện học hoặc không học được, nhưng họ có tinh thần học hỏi thì con cái sẽ hấp thu được tinh thần đó.
Ở Mỹ, các gia đình thành công không phải là gia đình giàu có. Tỉ phú Warren Buffett không để lại tài sản cho con mà gửi hết vào từ thiện, vì ông tin rằng con ông phải tự lo cho cuộc sống của mình, và quả thật con ông ấy tự làm được. Vấn đề quan trọng là cha mẹ giúp cho con hiểu những ưu tiên của họ về đời sống, giá trị tinh thần và khi con cái thông minh, sắc bén thì chúng sẽ làm được.
* Bà đã đưa đoàn thiện nguyện trở về Việt Nam thực hiện các đợt khám chữa bệnh, đào tạo cho các trẻ em Việt Nam hoàn toàn miễn phí. Các thành viên không được lợi gì về vật chất, thậm chí họ phải tự bỏ tiền trả các chi phí của chuyến đi (khoảng 2.500 USD/người). Bà đã thuyết phục mọi người tham gia và duy trì công việc đó ra sao?
- Ước mơ của chúng tôi là mỗi em bé Việt Nam đều có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình. Muốn vậy các em phải khỏe mạnh. Những phái đoàn của chúng tôi đã đi đến các vùng sâu vùng xa của 29 tỉnh thành. Đây là lần đầu tiên chúng tôi không đem phái đoàn lớn mà chỉ đi đoàn đào tạo.
Tháng 3-2011, chúng tôi sẽ có đoàn lớn khoảng 80 chuyên gia vừa làm phẫu thuật, khám bệnh và giảng dạy. Chúng tôi trao đổi, đem tin mới ở nước ngoài mà chúng tôi tin rằng có thể ứng dụng vào thực tế cải thiện sức khỏe cho trẻ em Việt Nam.
Như tôi đã nói, mình không cần nhiều tiền mà quan trọng là thời gian và bố mẹ, xã hội hiểu những nhu cầu đặc biệt của các cháu, tuổi nào cần gì, tuổi nào giúp phát triển sức mạnh. Chồng tôi vẫn nói đây là công việc mà tôi dành toàn bộ thời gian dù lẽ ra đó phải là việc liên quan tới chuyên môn ở Mỹ. Dù làm ở Việt Nam tôi không có thù lao nhưng lại có sự thỏa mãn về tinh thần, mà điều này tiền bạc không mua được.
Với các thành viên tham gia có tới 50% là người Mỹ, để có thể quyên góp được tiền cho các dự án, điều quan trọng để họ cảm thấy muốn tiếp tục tham gia chính là nhìn thấy rõ tác dụng và hiệu quả của chương trình ngay cả khi họ đã rời khỏi Việt Nam.
Không phải để được vinh danh
* Bà bắt đầu quan tâm công việc thiện nguyện ở Việt Nam từ khi nào?
- Tôi trở về bắt tay vào công tác thiện nguyện ngay khi Việt - Mỹ bình thường hóa quan hệ (bà Quỳnh Kiều đến Mỹ năm 25 tuổi, sau khi tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn khóa cuối cùng). Tôi vẫn nhớ bố tôi nói rằng giá trị của con người đo lường bằng sự đóng góp của họ cho xã hội. Và quan điểm đó tạo thành cách nhìn cho tôi.
Nhưng tôi cũng may mắn hơn rất nhiều người, nhất là khi chồng tôi có cùng triết lý sống với tôi, hỗ trợ tôi làm việc. Lần này chồng tôi không về cùng vì là bác sĩ gây tê, chỉ về Việt Nam khi có phái đoàn phẫu thuật.
Suy nghĩ về sự đóng góp cho đất nước trong tôi không thay đổi suốt mấy chục năm qua. Tôi vẫn luôn cảm thấy mình là người Việt Nam. Càng thấy trẻ em bên Mỹ được sự may mắn nhờ các dịch vụ hỗ trợ tốt, tôi càng cảm thấy sự xa cách và khác biệt trong y tế với trẻ em càng lớn. Tôi ước ao có thể đóng góp với mong muốn là trong nước tạo điều kiện nhiều hơn.
Lần này tôi hướng dẫn chương trình mới về cấp cứu trẻ em ở trường mầm non và các nhà trẻ, giúp các giáo viên và bảo mẫu kiến thức chăm sóc trẻ em theo chuẩn của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ mà tổ chức chúng tôi là đối tác thành viên. Chúng tôi đã dạy được hai buổi rồi, nhưng nhiều người đăng ký quá. Chúng tôi muốn dạy thêm một buổi nữa nhưng không được vì không được cấp phép kịp. Lẽ ra chúng tôi có thể đóng góp nhiều hơn nữa.
* Những khi gặp khó khăn như vậy, bà cảm thấy sao?
- Tôi cũng bực mình, nhưng nghĩ lại thấy mình đang đem lại điều gì đó cho những người chăm sóc trẻ em và gia đình thì thấy phấn khởi trở lại để tiếp tục con đường. Tôi làm vì niềm tin, vì trẻ em Việt Nam. Chăm sóc nhi khoa ở Việt Nam đang có những thay đổi. Y tế ổn hơn, dinh dưỡng tốt hơn. Nhưng cần phải dinh dưỡng đúng cách vì có tiền không có nghĩa là dinh dưỡng phù hợp và tốt cho sự phát triển của bé.
Trẻ em Việt Nam thường chỉ được đưa đến bác sĩ khi cần chủng ngừa, ốm đau và ít ai hỏi bé đã nói được mấy chữ, thích chơi trò gì. Ở Mỹ, tiêu chuẩn bác sĩ nhi là phải tầm soát sự phát triển của bé theo giai đoạn và tư vấn cho các gia đình.
* Năm 2007, bà được trao tặng giải thưởng Vinh danh nước Việt. Bà nghĩ thế nào về những giải thưởng mình có được?
- Khi lễ trao giải diễn ra, tôi bận dự khai mạc hội thảo nhi ở Huế. Khi người phát biểu khai mạc sự kiện nói “Tôi được biết đáng lẽ bác sĩ Quỳnh Kiều phải có mặt ở Hà Nội lúc này để nhận giải thưởng”, tôi trả lời chỗ mà tôi phải có mặt là ở đây (hội nghị nhi) vì đây là công việc của tôi.
Tôi làm công việc này đâu phải để được vinh danh. 15 năm qua, chúng tôi đã trao đổi với các cơ quan quản lý y tế về nhi để đóng góp, tìm kiếm phương thức phù hợp trong nước nhằm tăng an toàn cho trẻ em từ lúc lọt lòng. Giá mà thay vì trao giải thưởng, Nhà nước tạo điều kiện để công việc giúp đỡ cộng đồng của chúng tôi được thuận tiện thì tôi sung sướng biết bao nhiêu. Đó chính là sự giúp đỡ thực tế.
* Xin cảm ơn bác sĩ.
http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/410706/Thuoc-do-y-nghia-cuoc-doi-la-su-dong-gop.html

Nhồi sọ quá sẽ không sáng tạo được
Trẻ em ở Việt Nam vừa từ trường về nhà không những phải làm bài mà còn phải đi học thêm. Mới bé tí xíu mà phải học thêm. Thời gian các em không đi học chính là lúc não bộ các em phát triển. Thời gian các em chơi đùa với đồ chơi, với chúng bạn chính là lúc các em sáng tạo.
Bắt trẻ em đi học theo kiểu nhồi sọ, lúc nào cũng đến lớp không phải là điều quý. Người Mỹ không tiết kiệm được như người Nhật vì họ đặt cao nhu cầu thụ hưởng của cá nhân. Nhưng nước Mỹ vẫn tồn tại và phát triển vì người Mỹ có óc sáng tạo. Nhồi sọ quá sẽ không sáng tạo được.
Trên thế giới này, những gì quan trọng là được phát triển vượt ngoài khuôn mẫu. Bố mẹ muốn con phát triển thì phải tính toán tới những gì ngoài khuôn mẫu, phải tin con mình có sức mạnh, là một cá nhân riêng và phải có phương pháp phù hợp với sự phát triển của con.
BS QUỲNH KIỀU

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2010

Chuyện nhỏ và to trong quản lý giá


TTCT - Những ngày này, cơn bão giá đang hoành hành trên khắp cả nước. Thực tế nạn tăng giá hàng hóa thiết yếu vô tội vạ đã diễn ra từ khá lâu.


Chỉ đến khi Thủ tướng Chính phủ phải chỉ đạo quyết liệt, gay gắt thì các cơ quan chức năng quản lý ở cấp cơ sở mới lục tục vào cuộc. Nhưng cũng chỉ là họp hành, trả lời phỏng vấn báo đài với những lời khẳng định chắc như đinh đóng cột “thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ”, “kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm”, hay “siết chặt các biện pháp quản lý giá, không để tăng giá bất hợp lý”...
Sẽ có nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra được thành lập và cũng có thể sẽ có những trường hợp bị xử phạt. Song bấy nhiêu thứ vẫn khiến những người lao động, làm công ăn lương cảm giác rằng họ - tức các cơ quan chức năng - vẫn như người ngoài cuộc. Bởi họ thực thi chuyện to. Còn trong mỗi gia đình nhỏ, vẫn luôn là nỗi phấp phỏng khi chi tiêu cho cuộc sống thường nhật.
Nói như vậy là vì ngoại trừ các đại gia, còn các bà nội trợ, những người lao động bình thường có cách tính toán về chuyện giá tăng giá giảm rất khác với các chuyên gia, học giả. Ví dụ một người lao động nghèo trước đây có thể ăn no cơm trưa vỉa hè với giá 10.000 đồng. Nhưng nay thì tùng tiệm lắm cũng hết 20.000 đồng.
Một ký thịt heo trước đây chưa lâu mới 60.000 đồng, giờ lên 90.000 đồng. Một vỉ thuốc tây từ 100.000 lên 150.000 đồng. Nhiêu đó đủ để người tiêu dùng thắt ruột thắt gan vì không biết đến sang tháng, sang năm còn những gì có thể diễn ra. Nhưng trên tivi, báo đài thấy có không ít học giả, chức sắc lại nói chuyện đâu đâu về những “tỉ giá cánh kéo”, “cân đối cung cầu”...
Cách họ diễn giải cũng rất xa xôi. Ví dụ, nói về tân dược, họ lý giải thật ra do những biến động về tỉ giá VND/USD hay gì gì đó thì giá tân dược chỉ biến động chút xíu, khoảng 5-7% gì đó từ đầu năm đến nay. Bà con yên tâm. Trời đất, hóa ra các vị cộng chung tất cả những loại thuốc trên trời dưới đất vào với nhau, trong đó có những loại thuốc không uống chẳng chết ai rồi chia trung bình để ra một kết quả... hòa bình cho mọi người.
Trong khi những thuốc thiết yếu, biệt dược mà người ốm đau không có là tắc tử lại cứ điệp khúc hôm nay tăng, ngày mai tăng và có thể những ngày sau lại tăng. Hoặc nữa, có vị đem cộng giá bất động sản hay những thứ cả đời nếu không mua được thì... cũng vẫn khỏe với những thứ phải ăn phải mặc hằng ngày rồi cũng đem chia đều, kết quả là bà con nghe lùng bùng.
Mấy bữa nay, giá vàng tăng phi mã. Nhưng khắp địa cầu chỗ nào mà giá vàng không tăng. Bà con đi chợ cứ việc tần ngần trước những bảng giá đã được niêm yết và băn khoăn tự hỏi liệu rằng ở nơi khác có sự liên quan tới giá vàng và giá thịt heo không. Nếu hỏi rằng vì sao giá vàng Việt Nam cao ngất ngưởng vậy trời thì ai cũng biết câu trả lời: do tăng theo giá vàng thế giới.
Nhưng cũng hiện tại, cuộc khảo sát mới đây của Tổ chức Y tế thế giới với bảy nhóm thuốc thông dụng (trong đó có kháng sinh) đã chỉ ra rằng giá thuốc tại Việt Nam đang cao gấp từ 5-40 lần so với bình diện chung thế giới. Tại sao sự so sánh nho nhỏ này lại không phải do các cơ quan quản lý của ta phát hiện ra nhỉ?

THÁI ANH

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2010

KỶ NIỆM 10 NĂM NGÀY THÀNH LẬP: ÔN LẠI QUÁ KHỨ CỦA CESR - FHF giúp Huế xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng

Ngày 5/4, tại Thừa Thiên-Huế, Hội từ thiện thân hữu Huế (FHF) tại Mỹ và Trung tâm khuyến khích tự lập (CERS) phối hợp với chính quyền địa phương đưa nhà sinh hoạt cộng đồng và nhà mẫu giáo tránh lũ vào hoạt động tại khu phố Lợi Nông và các khu phố lân cận thuộc phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy.Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 8/2009 đến nay, với tổng vốn đầu tư hơn 864 triệu đồng. Công trình nhà sinh hoạt cộng đồng gồm nhà mẫu giáo với hai phòng học, thu nhận được khoảng 50 cháu nhỏ đến tuổi đi học và nhà tránh lũ cho nhân dân trong mùa lũ. Đây cũng là nơi hội họp, tuyên truyền thông tin, giao lưu văn hóa văn nghệ, phổ cập giáo dục cho nhân dân, tập huấn chuyển giao công nghệ, nâng cao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động chăm sóc y tế cộng đồng cho những người dân địa phương.Hiện tại, Hội từ thiện thân hữu Huế đang tiếp tục tài trợ dự án "Trung tâm Bảo trợ và hướng nghiệp Trẻ em Xuân Phú - Huế" nhằm giúp đỡ nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn./.
Quốc Việt (báo Vietnamplus)
Một bài báo từ nhịp cầu đầu tư viết về Trung tâm Khuyến Khích Tự lập - ở đây

Thứ Tư, 1 tháng 12, 2010

KỶ NIỆM 10 NĂM NGÀY THÀNH LẬP: ÔN LẠI QUÁ KHỨ CỦA CESR

Trung tâm Khuyến khích tự lập Huế đoạt giải thưởng của Liên Hiệp Quốc
Tin từ Ban Đối ngoại TP Huế sáng nay, 11-3, cho biết: Vượt qua hơn 5.000 tổ chức phi chính phủ trên toàn thế giới, Trung tâm Khuyến khích tự lập Huế (TTKKTL- Fund for Encouragement of Self - Reliance) đã cùng với 4 tổ chức khác được UN-HABITAT (chương trình định cư cho người dân) của Liêp Hiệp Quốc trao giải thưởng về các quyền lợi trong sự phát triển đô thị bền vững. Theo đó, ngày 7-3, tại Colombo (Sri-Lanka), UN-HABITAT đã tổ chức lễ trao giải, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki- Moon đã có bài phát biểu quan trọng qua video tại lễ này. Năm 2000, những tình nguyện viên và những cộng tác viên Việt kiều Mỹ đã vận động thành lập Quỹ Khuyến khích tự lập (nay là TTKKTL Huế). Với hình thức là một chương trình tín dụng vi mô (dành một khoản tiền nhỏ giúp các hộ nghèo vay vốn xóa đói giảm nghèo), trong 7 năm qua (2000-2007), TTKKTL Huế đã giúp đỡ hơn 10.000 hộ nghèo tại 32 phường, xã có công ăn việc làm, thu nhập ổn định và nuôi con học hành. Từ kết quả này, TTKKTL Huế đã chính thức được Liên Hiệp Quốc chọn trao giải.
Linh ở đây
Một tổ chức tín dụng của Huế đạt giải thưởng của Liên Hiệp Quốc
Ngày 10.3, ông Phan Văn Hải, Tổng giám đốc Trung tâm khuyến khích tự lập Huế cho biết: Ngày 7.3, vượt qua hơn 5.000 tổ chức phi chính phủ trên toàn thế giới, Trung tâm khuyến khích tự lập Huế đã cùng với 4 tổ chức khác được Chương trình định cư cho người dân của LHQ trao giải thưởng về các quyền lợi trong sự phát triển đô thị bền vững.
Với hình thức là một chương trình tín dụng vi mô (dành một khoản tiền nhỏ giúp các hộ nghèo vay vốn xóa đói giảm nghèo), trong 7 năm qua (2000-2007), Trung tâm khuyến khích tự lập Huế đã giúp đỡ hơn 10.000 hộ nghèo tại 32 phường, xã có công ăn việc làm, thu nhập ổn định và nuôi dưỡng con cái học hành.
(Bùi Ngọc Long)
Linh ở đây

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

Hội nghị thượng đỉnh G20 thông qua Tuyên bố Seoul

Tuyên bố cho biết các nước thành viên G20 cam kết áp dụng biện pháp kiểm soát vĩ mô để đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính, duy trì giá cả ổn định và chính sách tiền tệ thúc đẩy kinh tế phục hồi, áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái để thị trường quyết định nhiều hơn, tránh biện pháp giảm giá tiền tệ để cạnh tranh.
Sau đây là bản tóm tắt nội dung của Tuyên bố Seoul:
Về tiền tệ và tỷ giá hối đoái: xác minh lại nguyên tắc hợp tác về tỷ giá hối đoái giữa các nước phát triển và các thị trường mới nổi.
Về thương mại và phát triển: loại bỏ chủ nghĩa bảo hộ thương mại và các rào cản cản trở các nước đang phát triển tăng trưởng.
Về tài chính: các nước phát triển sẽ thiết lập kế hoạch tài chính hoàn thiện, quan tâm đến yếu tố phát sinh từ việc thực hiện hoặc không thực hiện kế hoạch có thể là bùng phát nguy cơ kinh tế. Ngoài ra, hội nghị cũng cam kết thực hiện đầy đủ chế độ quản lý vốn ngân hàng và tiêu chuẩn quốc tế mới, nỗ lực tiến hành cải cách.
Về cải cách cơ cấu: các nước sẽ căn cứ vào tình hình trong nước thúc đẩy cải cách cơ cấu để kích cầu, tạo việc làm, thúc đẩy sự phát triển cân bằng của thế giới, tăng tiềm năng tăng trưởng.
Về cải cách Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): hội nghị hoan nghênh cải cách cơ cấu và quản trị của IMF, bao gồm tăng 6% quyền biểu quyết cho các nước mới nổi và cải thiện chế độ cho vay của IMF.
Về quy chế tài chính: các nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh G20 đã thông qua quy định Basel III về giám sát ngân hàng, các nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến dòng vốn và các tổ chức tài chính lớn toàn cầu.
Về thương mại: các nước thành viên G20 đồng ý sớm hoàn thành chương trình nghị sự phát triển vòng đàm phán Doha (DDA), trước năm 2013 không thiết lập rào cản thương mại và đầu tư mới, đạt đồng thuận chống lại bất kỳ hình thức bảo hộ thương mại nào.
Về phát triển: những người tham gia đồng ý giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo tại các nước đang phát triển và thu hẹp khoảng cách phát triển cần đẩy mạnh các vấn đề phát triển và đã đạt được “Thỏa thuận phát triển Seoul”.
Theo một số nhà phân tích, Hội nghị G20 Seoul đã giải quyết được một số lo ngại chính của các nhà lãnh đạo châu Á và các chuyên gia theo dõi thị trường, đó là việc thiết lập các hệ thống hối đoái dựa trên thị trường và việc các nhà lãnh đạo G20 cam kết phối hợp các nỗ lực để tránh sự mất cân bằng về kinh tế.
Ông Stephen Schwartz, một nhà kinh tế của Ngân hàng đầu tư Tây Ban Nha tại Hongkong (Trung Quốc) đánh giá thỏa thuận đạt được tại hội nghị lần này là kết quả tích cực. Còn ông Anselmo Lee, một thành viên tổ chức phi lợi nhuận có tên gọi “Kêu gọi toàn cầu để chống đói nghèo” bày tỏ: “Chúng tôi rất hạnh phúc về kết quả hội nghị Seoul, bởi các nhà lãnh đạo đã thảo luận rất nghiêm túc về nghèo đói và sự phát triển. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có một số lo ngại về đường hướng mà họ đang thực thi, bởi vì có rất nhiều những cam kết, song không có một kế hoạch hành động cụ thể và cũng không có vị trí cho tổ chức xã hội dân sự”.
Tuy còn có những đánh giá khác nhau về sự thành công của Hội nghị G20 Seoul, song điều được dư luận trông chờ nhất là các nhà lãnh đạo G20, 20 nền kinh tế hàng đầu của thế giới không để những cam kết của họ trở thành “hứa hão” và thế giới tránh được một cuộc suy thoái kinh tế sâu như ba năm vừa qua./.
PVH Tổng hợp báo chí

PS: Hiện nay tình hình bán đảo Triều Tiên rất căng thẳng. Người post bài này có mục đích hoan ghi nhận hảo ý của các siêu cường kinh tế về phục hồi kinh tế toàn cầu, tuy nhiên việc duy trì hòa bình và ổn định an ninh khu vực Á châu và toàn cầu cũng rất quan trọng, là tiền đề để việc phục hồi kinh tế có ý nghĩa thực sự. Hy vọng, tình hình Triều Tiên sẽ không dẫn tới một cuộc xung đột khu vực mới.
P.V.H

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC GIỮA CESR & TỦ SÁCH GIẢI TRÍ GIÁO DỤC

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC GIỮA QUỸ KHUYẾN KHÍCH TỰ LẬP (QKKTL) & TỦ SÁCH GIẢI TRÍ GIÁO DỤC (TSGTGD) THỰC HIỆN CẤP ĐẶT 100 TỦ SÁCH MIỄN PHÍ CHO THANH THIẾU NHI VÀ NGƯỜI DÂN Ở ĐỊA BÀN CÁC VÙNG NÔNG THÔN.
(Bài viết được đăng trên website nguồn của TS GTGD năm 2007)

Quỹ Khuyến Khí­ch Tự Lậ­p của gia đình ông Phùng Liên Đoàn sáng lậ­p, có trụ sở tại Las Vegas - Hoa Kỳ; đã hợp tác với Chương Trình Tủ Sách Giáo Dục của nhóm Thiện Nguyện cựu học sinh Quốc Học 1961-1964 và báo Khoa Học Phổ Thông tại Việt Nam. Sự hợp tác này nằm trong kế hoạch phát triển 100 tủ sách trong năm 2007 và đưa sách đến với thiếu nhi trong các cộng đồng đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa thị tứ.
Bà Đoàn Thu Lê được sự ủy nhiệm của HĐQT của QKKTL đã trực tiếp liên lạc với BS Hồ Đắc Duy phụ trách TSGTGD về kế hoạch năm 2007 và đã quyết định đóng góp 50% chi phí­ cho chương trình trong năm 2007. Như vậ­y, QKKTL sẽ tài trợ 50 tủ sách và TSGTGD tài trợ 50 tủ sách. Một tủ sách có gía trị là 100 USD. QKKTL đóng góp tổng giá trị là 5000 USD trong lần hợp tác này. Các tủ sách sẽ được cấp phát miễn phí­ trực tiếp đến các cộng đồng vùng sâu vùng xa, giúp thanh thiếu nhi địa phương có điều kiện tiếp cận đọc sách.
Số tiền đóng góp của QKKTL đă được gởi tới BS Hồ Đắc Duy ngày 29 tháng 3 năm 2007.
Sự hợp tác rất đáng khí­ch lệ này sẽ được loan báo trên trang web của chương trình TSGTGD
http://www.xanga.com/tusachgiaitrigiaoduc
Thông tin về QUỸ KHUYẾN KHÍCH TỰ LẬP (QKKTL)
Webiste: http://www.fesr.org/
QKKTL là một tổ chức từ thiện, phi chí­nh phủ do một gia đình Việt kiều - ông bà Phùng Liên Đoàn sáng lập từ năm 1997, có trụ sở chính tại Las Vegas, Nevada, Hoa Kỳ. Tổ chức hoạt động nhằm mục tiêu giúp đỡ đồng bào Việt Nam, tổ chức con được đặt trụ sở tại thành phố Huế.
Với số tiền của Quỹ có hạn, công tác giúp người nghèo tại Thừa Thiên – Huế, hướng phần lớn cho người nghèo có tinh thần tự lập vậ­y một số tiền nhỏ không cần thế chấp và với lãi suất thấp để thực hiện việc sản xuất hoặc buôn bán nuôi sống gia đình. Ngoài ra, QKKTL cũng có các chương trình phát học bổng và áo quần lạnh cho trẻ em nghèo, xây trường mẫu giáo và khuyến khí­ch địa phương bảo trợ các trường đó như là tài sản riêng của địa phương . QKKTL cũng có các chương trình cộng tác với các hội từ thiện khác như hội Đông Tây Hội Ngộ (East Meets West Foundation) hội Phòng Đọc Sách (Room to Read) hội Trợ Giúp Xã Hội Việt Nam (Social Assistance Program-Vietnam) hội Người Mỹ Giúp Người Việt Nam (Americans Helping Asians) hội Văn Hóa Khoa Học (Science and Culture Association), hội Gìn Giữ Chữ Nôm (Nom Preservation Foundation) và Viện Văn Hóa Giáo Dục Việt Nam (Institute for Vietnamese Culture and Education.)
Từ 1999 khi có nạn lụt thế kỷ ở Huế cho đến nay, QKKTL đă thực hiện được một số khá nhiều công tác cứu trợ xã hội, văn hóa, giáo duc, y tế … với số tiền lên đến hơn một triệu Mỹ Kim cho vùng Thừa Thiên – Huế và một số địa phương ở khu vực miền Trung. Trong dịp viếng thăm Hoa Kỳ vào cuối năm 2006, BS Hồ Đắc Duy, đại diện Chương TrìnhTủ Sách Giải Trí­ Giáo Dục đã tiếp xúc với ông bà Phùng Liên Đoàn và đã đạt được một thỏa thuậ­n hợp tác giữa 2 bên trong việc phát triển, tăng cường hiệu quả nâng tri thức cho thanh thiếu nhi và các cộng đồng đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa thị tứ. Hiện TSGTGD và QKKTL đang khảo cứu việc cộng tác với hội Sống Khỏe của các bác sĩ và dược sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada để xuất bản 2 quyển sách Nuôi Dưỡng Con Trẻ và Tuổi Trẻ và Tình Dục với mục đích giáo dục phổ thông
P.V.H

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

TUYÊN BỐ CỦA THÀNH PHỐ GANGNAM

Tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 của Liên minh các thành phố lành mạnh, được tổ chức vào ngày 26 – 29 tháng 10 năm 2010 tại Gangnam, Seoul, Hàn Quốc, các thành viên của Liên minh các thành phố lành mạnh đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và những quan điểm về chiến lược phát triển “các thành phố lành mạnh ở khắp mọi nơi” và tuyên bố những vấn đề sau đây:
Thành phố lành mạnh "không có nghĩa chỉ là ứng dụng y tế điện tử mà là những thành tựu đạt được cao nhất về khả năng tiếp cận thông tin y tế, các hoạt động và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản cho mọi công dân. Chúng tôi xin đề xuất công nghệ thông tin và truyền thông như là một giải pháp để giải quyết vấn đề sức khỏe truyền thống trong xã hội chúng ta bằng cách:
- Cung cấp thông tin phổ biến trên các yếu tố xã hội về sức khỏe để cho các công dân có thể giành quyền kiểm soát và nâng cao năng lực đối với sức khỏe.
- Cải thiện tiếp cận với môi trường hỗ trợ và thông tin về sức khỏe để giảm thiểu việc phân chia và bất bình đẳng về y tế.
- Nâng cao chất lượng và tiếp cận các dịch vụ y tế, đặc biệt dịch vụ y tế dự phòng cho các nhóm người dễ bị tổn thương và các người già.
- Thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý dữ liệu y tế bao gồm cả dữ liệu phản ánh các yếu tố của sức khỏe, và hệ thống y tế khẩn cấp hiệu quả.
- Sử dụng cơ cấu chung của các thành phố lành mạnh để chuẩn bị cho các thành phố phải đối mặt với những thách thức của cuộc khủng hoảng y tế đang diễn ra nổi bật.
- Cùng chia sẻ kinh nghiệm và mở rộng phong trào các thành phố lành mạnh.
Chúng tôi, lãnh đạo của các thành phố, thị trấn, các cộng đồng, các thành phần tư nhân, các tổ chức phi chính chủ, các viện đại học tái khẳng định cam kết của chúng tôi hướng tới xây dựng các thành phố lành mạnh và làm việc với các đối tác, cam kết những điều sau đây:
1. Mở rộng việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông và phát triển xã hội, môi trường, các chương trình kinh tế, và cơ sở hạ tầng địa phương để xây dựng các thành phố lành mạnh hơn.
2. Phát triển công nghệ y tế hiệu quả và hợp lý để giảm thiểu sự bất bình đẳng y tế.3. Khuyến khích học tập lẫn nhau bằng cách trao đổi kinh nghiệm trong việc tạo ra các thành phố lành mạnh ở khắp mọi nơi.
4. Hỗ trợ các kết quả của các thành phố lành mạnh để góp phần đạt được các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
5. Đẩy mạnh các biện pháp vận chuyển môi trường bền vững và các lựa chọn để giảm thiểu ô nhiễm và các tác động sức khỏe chung.
6. Đánh giá toàn diện của các chương trình của các thành phố lành mạnh bằng cách sử dụng cơ cấu SPIRIT.

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Đằng sau những thân phận dễ tổn thương


Ai, cái gì đằng sau những phần nổi, phần chìm của những nỗi đau khổ mà người nghèo, người yếu thế đang phải chịu đựng chắc hẳn là những câu chuyện dài còn chưa được nói tới.
Câu chuyện em bé bị bỏng
Tại một xã vùng sâu vùng xa của miền núi có số lượng đáng kể người địa phương thuộc dân tộc S’tiêng, một gia đình người dân tộc ở khá sâu trong rừng có đứa con nhỏ chín tháng tuổi bị bỏng do người mẹ bất cẩn để đổ cháo nóng vào chân bé.
Gia đình vẫn để bé ở nhà mà không đưa đi cơ sở y tế hay bệnh viện nên vết thương ngày càng trầm trọng, nhiễm trùng rồi hoại tử đến mức nhìn thấy cả xương. Từ một đứa bé khỏe mạnh, bụ bẫm, bé trở nên gầy gò suy kiệt vì đau đớn và biến chứng nhiễm trùng, đã cận kề cái chết.
Đó là câu chuyện không quá hiếm hoi về người nghèo, người dân tộc thiểu số, và nhiều đối tượng dễ tổn thương khác. Người ta có thể chạnh lòng khi nghe câu chuyện, rồi kết luận rằng chắc hẳn vì quá lạc hậu và thiếu hiểu biết nên đã không chữa trị kịp thời mới dẫn đến tình trạng đó. Nhưng tại sao lại thiếu hiểu biết và tại sao không đưa em đi bệnh viện? Tôi đã hỏi họ và đó là cả một câu chuyện dài.
Họ nói rằng không đi vì ở quá xa trạm y tế và bệnh viện, và họ không có xe máy. Thế còn xe ôm? Họ nói họ nghèo mà tiền xe ôm rất đắt, và sợ rằng bệnh viện thì còn tốn kém hơn nữa.
Tôi hỏi họ có biết chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi là miễn phí, và Nhà nước có chính sách ưu tiên về y tế cho người dân tộc không? Câu trả lời là không biết gì về những chính sách đó, không ai nói cho họ biết cả. Chỉ biết đối với họ, bệnh viện rất mắc tiền, trong khi họ không rành tiếng Kinh, không biết chữ nên tới đó không hiểu gì và thường bị các y tá, bác sĩ la mắng quát nạt, vì vậy họ không đi bệnh viện nữa.
Vì sao họ không rành tiếng Kinh, không đi học? Vì trường ở xa, vì nghèo không có tiền mua sách vở, áo quần và đóng học phí, vì nếu đi học mà không đi làm mướn hay săn thú thì có thể đói mà chết. Không học thì không thể chết ngay được, nhưng họ sẽ chết vào những lúc khác, mà có thể chính họ cũng không biết.
Và vì sao họ ở xa như vậy, đến nỗi thông tin không biết, và trường học, bệnh viện là chuyện quá xa vời? Trước đất rừng kéo dài đến tận đường lớn và họ sống với rừng từ bao đời. Nhưng rừng càng ngày càng lùi xa vì đất rừng được quy hoạch thành lâm trường, trang trại trồng cao su, cà phê, điều… Họ không có tiền để sở hữu đất này, nên chỉ làm thuê làm mướn cho những trang trại đó và sống nhờ vào khoảng rừng ít ỏi còn lại, săn thú rừng, đào măng, lượm củi. Trang trại ngày càng mở rộng thì họ càng lùi vào sâu hơn, xa khỏi các trung tâm thị tứ hơn. Nếu họ không phải lùi vào xa như thế họ sẽ không phải kém hiểu biết và chết vì không tiếp cận được với giáo dục và y tế.
So sánh nào cũng khập khiễng, nhưng bản thân tôi không ít lần vào bệnh viện hoặc có người nhà đi bệnh viện và bị đối xử thiếu thân thiện. Nhưng tôi có hiểu biết nên không bỏ cuộc vì thái độ khiếm nhã, tôi có thể nói năng mạch lạc và biết tìm chỗ khiếu nại nếu bị đối xử quá đáng, hoặc đưa “phong bì” để được phục vụ tử tế hơn, hoặc đơn giản là gọi điện thoại cho một người bạn nào đó trong ngành y tế để được “gửi gắm”.
Tôi còn có những lựa chọn khác như đi bệnh viện tư, khám ngoài giờ. Tôi không thể chết vì tôi có những mối quan hệ xã hội từ vị trí của mình và vì tôi không quá nghèo như những người dân tộc kia. Nhưng họ thì không có nhiều điều kiện và nhiều lựa chọn như thế để sống còn. Do đó, những kết cục bi thảm đã đến với họ dễ dàng và hiển nhiên như vậy.
Ai giết chết em bé ấy? Không ai cả. Nhưng dường như là tất cả đã cùng giết em: nghèo đói, thiếu tiếp cận với giáo dục, y tế, sự thiếu thân thiện của trường học, sự phân biệt đối xử và thái độ của cán bộ ngành y tế, sự thiếu quan tâm của chính quyền, việc quy hoạch và phát triển không nhắm đến tạo điều kiện sinh sống cho những người dân bản địa làm cho nghèo đói và sự tổn thương trở nên sâu sắc hơn…
Tất cả là câu chuyện dài đằng sau vết bỏng và cái chết của em bé. Em chính là nạn nhân của cả một cơ cấu phát triển đã đẩy những nhóm, tầng lớp thiệt thòi và yếu thế ra ngoài lề; cũng như là nạn nhân của hệ thống an sinh xã hội vốn đã có nhiều lỗ hổng lại yếu kém trong thực thi.
Những đứa bé có hoàn cảnh tương tự, có thể gặp phải kết cục tương tự như em không? Rất có thể. Bởi vì những gì giết chết em không tình cờ, không từ một người, một sự việc riêng lẻ. Các nhà khoa học xã hội gọi hiện tượng đó là “bạo lực có hệ thống”.
“Bạo lực có hệ thống” là gì?
Bạo lực có hệ thống, từ tiếng Anh là “structural violence”, là thuật ngữ xã hội được sử dụng lần đầu tiên từ những năm 1960, sau này được các nhà nhân chủng học như Paul Farmer, Philippe Bourgois… phát triển, dùng để phân tích và mô tả hiện tượng những con người dưới đáy xã hội do địa vị, do tình trạng kinh tế, sắc tộc, giới tính, hay tuổi tác…, trở nên dễ tổn thương và phải chịu đựng những bi kịch thảm thương về tinh thần và thể xác, sức khỏe và cả chết chóc. Bi kịch của họ không chỉ từ một cá nhân riêng lẻ nào đó gây ra, mà từ nhiều nhân tố khác nhau, có cơ cấu liên quan chặt chẽ với nhau một cách hệ thống.
Tình trạng bạo lực có hệ thống đó có thể gây ra những đau khổ chất chồng, chất lượng sống tồi tệ và cả cái chết của nhiều người, nhưng thường âm thầm và vô hình, và ít hiện diện trong những báo cáo, nghiên cứu kinh tế và xã hội do không thể định lượng bằng số liệu thống kê. Những bạo lực hệ thống liên quan đến giới, tình dục, pháp chế… lại càng sâu xa nhạy cảm, phức tạp, khó nhìn thấy, khó “gọi mặt đặt tên”, và vì thế, sự chịu đựng và đau khổ của nạn nhân càng trầm trọng và tuyệt vọng hơn.
Ví dụ những câu chuyện khá phổ biến mà báo chí đang đưa tin về vụ án chó cắn chết người ở một trang trại, chuyện hiệu trưởng mua dâm học sinh và ép các em phải bán dâm cho những người khác, chuyện xâm hại tình dục nơi công sở và sau đó người bị hại còn bị vu khống... Nhưng đó vẫn chỉ là phần nổi nhỏ của tảng băng chìm chứa đựng vô số những chịu đựng và thiệt thòi của những người yếu thế trong xã hội.
Nếu những bạo lực đơn thuần từ một cá nhân riêng lẻ có thể được giải quyết và ngăn ngừa bằng các công cụ pháp luật, thì bạo lực có hệ thống không dễ dàng như thế, do nguyên nhân thường phức tạp từ những vấn đề kinh tế xã hội mang tính nhân-quả, kể cả những câu chuyện bức xúc đang được công luận soi xét. Thậm chí khi bị đưa ra công luận, bị dư luận xã hội phẫn nộ lên án, một số người trong hệ thống đôi khi còn quyết liệt tự vệ và chứng tỏ sức mạnh của nó bằng cách đổ lỗi cho những người yếu thế, và làm cho tình trạng của nạn nhân trở nên thê thảm hơn.
Ai, cái gì đằng sau những phần nổi, phần chìm của những nỗi đau khổ mà người nghèo, người yếu thế đang phải chịu đựng chắc hẳn là những câu chuyện dài còn chưa được nói tới. Cũng như chuyện một y tá có nguy cơ bị lạm dụng tình dục vì bị dọa làm khó dễ nơi công sở và nếu tuân phục sẽ được ưu ái hơn. Hay chuyện các em học sinh bị ép phải bán dâm chỉ vì sợ bị hạ hạnh kiểm thật đáng kinh ngạc nhưng nó vẫn xảy ra. Những lời đe dọa đó sẽ không làm nên chuyện nếu đằng sau đó không có cả một chuỗi nhân-quả chằng chịt. Hệ thống đó không cho phép họ có chọn lựa khác, cũng như em bé S’tiêng phải đau đớn chờ chết chỉ vì một vết bỏng cháo.
Hãy nhớ em bé đó là đối tượng ưu tiên của xã hội ta về y tế và nhiều mặt. Hãy nhớ là chúng ta đã tham gia Công ước quốc tế và Quyền trẻ em cũng như có vô số cơ quan, luật lệ và chính sách hỗ trợ và bảo vệ trẻ em, phụ nữ, người nghèo, người dân tộc. Vậy hãy xem lại luật pháp và cơ chế thực thi những vấn đề đó đến đâu. Phía sau những câu chuyện vô hình hay hữu hình của bạo lực có hệ thống là những câu chuyện dài khác của một cơ chế xã hội dường như còn bỏ quên người nghèo, cùng thân phận quá dễ tổn thương của họ.

(*) Thạc sĩ phát triển quốc tế và thay đổi xã hội, IFP Alumna
By Tran Thi Thanh Huong - The Sai Gon Times Daily

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

BA MẶT CỦA NGHÈO ĐÓI

Kể từ năm 2000, Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (UNESCAP) đã đưa ra ba khái niệm liên quan chặt chẽ với nhau để mô tả nghèo đói, đó là nghèo thu nhập (poverty of income), nghèo tiếp cận (poverty of access), và nghèo sức mạnh (poverty of power).
Nghèo thu nhập
Thu nhập hay mức tiêu dùng bình quân vẫn được đo lường, thông qua các con số và tỷ lệ, mức chuẩn nghèo quốc gia và quốc tế, hệ số Gini... để đánh giá nghèo đói, cách biệt giàu nghèo, bất bình đẳng và mức độ thoát nghèo của một quốc gia.
Tuy nhiên, dù phải dùng những con số để dễ đo lường và định lượng, cũng không thể mô tả hết hình thù nghèo đói cũng như đánh giá mức độ và khả năng thoát nghèo. Thậm chí những con số thống kê còn có thể làm hạn chế hiểu biết về tình trạng nghèo đói thực sự.
Chính vì chỉ nhìn vào các con số, Việt Nam vẫn rất lạc quan với tốc độ giảm tỷ lệ đói nghèo ngoạn mục trong khoảng gần 20 năm qua, trong khi các chuyên gia trong nước và quốc tế vẫn liên tục cảnh báo là thực tế nghèo đói vẫn đang diễn biến ngày một phức tạp và sâu sắc hơn, cũng như kết quả thoát nghèo là rất mong manh và không bền vững.
Anh T. ở xã Thành Thới B, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, là lao động chính trong gia đình có hai con nhỏ và một mẹ già, trông chờ vào ba công đất của gia đình. Trước anh trồng mía, nuôi heo cũng đủ sống và còn dư chút đỉnh. Từ năm 2003, giá mía rớt chỉ còn 1.200 đồng/ki lô gam và giá heo hơi chỉ còn 15.000 đồng/ki lô gam nên anh lỗ liên tục.
Thấy người ta trồng lác (cói) có lãi, anh vay nóng 2 triệu đồng chuyển sang trồng lác nhưng khi thu hoạch thì giá chỉ còn 700 đồng/ki lô gam. Thua lỗ liên tục, nợ nần chồng chất, anh phải bán bớt một công ruộng để trả nợ, và các con của anh phải nghỉ học kiếm sống.
Có thể thấy mức thu nhập chỉ là một dấu hiệu của nghèo hay thoát nghèo, nhưng đã không mô tả được nguyên nhân và tình trạng dễ tổn thương, bấp bênh giữa ranh giới nghèo đói và thoát nghèo. Quan trọng hơn thu nhập, cái họ thiếu (hay nghèo) nhất là nguồn tích lũy an toàn cho cuộc sống, thông tin và định hướng về thị trường và những phương cách sản xuất nông sản phù hợp từng thời điểm, nguồn vốn vay an toàn (để không phải vay nóng)... Những yếu tố này không phải là không có, nhưng người nghèo đã không thể tiếp cận được. Chính vì vậy, nghèo đói về thu nhập liên quan rất chặt chẽ đến tình trạng nghèo tiếp cận trong xã hội.
Nghèo tiếp cận
Nghèo tiếp cận đã làm vững chắc hơn nữa cái nghèo thu nhập và vòng luẩn quẩn đói nghèo. Người nghèo không tiếp cận được với rất nhiều dịch vụ và cơ sở hạ tầng cơ bản, từ giao thông (như hình ảnh các em học sinh ở Kontum đu dây cáp đến trường), giáo dục, nguồn vốn, nước sạch, nhà ở, an sinh xã hội, thông tin và chính sách.
Chỉ cần bị nợ nần, họ đã không thể lọt vào danh sách đạt tiêu chuẩn cho vay ưu đãi của địa phương và chỉ còn cách vay nóng ngoài chợ. Chỉ cần một vụ thu hoạch thua lỗ, con cái họ đã không thể tiếp cận được với giáo dục.
Thiếu tiếp cận những dịch vụ và hạ tầng cơ bản nhất, người nghèo càng dễ bị bệnh tật, và chính họ lại phải chi trả nhiều hơn cho chi phí khám chữa bệnh do thiếu những chế độ bảo hiểm, an sinh. Chỉ cần bị bệnh nhẹ phải mua thuốc, cuộc sống của họ lập tức bấp bênh thiếu hụt. Bệnh nặng, nhiều gia đình trở thành khánh kiệt phải bán hết tài sản đất đai chữa bệnh, hoặc chọn lựa không chữa trị vì quá tốn kém. Trẻ em thường phải nghỉ học, lao động sớm và chấp nhận một cuộc sống dễ tổn thương như những em bé phải mưu sinh nặng nhọc và bị bạo hành dã man thời gian gần đây.
Thiếu tiếp cận với thông tin và chính sách làm cho người nghèo trở thành nạn nhân của rất nhiều nhân tố: vay nặng lãi, mua vật tư chất lượng kém, nông sản/sản phẩm bị ép giá, thiếu hiểu biết về thị trường và công nghệ mới, không nắm vững chính sách và định hướng phát triển để có thể có những ứng xử thích hợp và nhạy bén hơn, như trường hợp anh T. ở Đồng Tháp.
Ngay cả những chương trình cho chính người nghèo, họ cũng không nắm rõ. Trong một cuộc điều tra hộ gia đình, phần lớn người nghèo nói họ không hề biết các tiêu chí để chọn hộ nghèo và thoát nghèo, không hiểu tại sao mình “có sổ” rồi lại “mất sổ” (hộ nghèo). Được hỏi lý do thoát nghèo, một gia đình nói: “Tui cũng không biết tại sao, thấy trên xã tới mượn lại cuốn sổ làm gì đó, rồi không trả nữa, bây giờ mới biết là tui không còn trong danh sách hộ nghèo”.
Tất cả các chương trình xóa đói giảm nghèo của các cơ quan chính phủ và phi chính phủ đều có khẩu hiệu nôm na là: giúp người nghèo tự giúp chính họ. Trong khi đó, người nghèo sống trong tình trạng mù thông tin và không tiếp cận với nhiều phương tiện, dịch vụ cơ bản và chính sách, làm cách nào mà họ có thể đủ sức giúp chính họ?
Nghèo sức mạnh
Cho dù có thể tiếp cận được, thì những chính sách và thông tin này có thực sự giúp được những người nghèo không? Câu trả lời là “có” chỉ khi nó đáp ứng được nhu cầu và bắt nguồn từ thực tế của họ. Điều đó liên quan đến việc người nghèo có được tạo điều kiện, và có đủ năng lực, sức mạnh để có ý kiến tham gia vào quá trình xây dựng chính sách và những quyết định liên quan đến chính họ hay không.
Chính vì vậy, khi nói về các hoạt động phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo, người ta thường nhắc đến từ “empower” mà rất nhiều người lúng túng khi dùng từ này trong tiếng Việt, lúc thì gọi là “nâng cao năng lực”, lúc là “trao quyền”, lúc lại là “tăng sức mạnh”. Điều khó khăn nhất khi diễn đạt khái niệm này, là nó không chỉ liên quan đến những năng lực, quyền,... cụ thể nào đó, mà còn liên quan đến sức mạnh nội tại của mỗi con người. Có được sức mạnh đó, người nghèo mới có thể thực hiện được điều “tự giúp chính mình” và thoát nghèo bền vững.
Người nghèo không chỉ nghèo thu nhập và nghèo tiếp cận, họ còn đang rất nghèo sức mạnh. Họ chưa đủ sức lên tiếng chất vấn về những lý do mình “có sổ” hay “mất sổ” hộ nghèo, chưa biết tìm chỗ để hỏi, tôi nên trồng gì, nuôi gì để không bị thua lỗ nữa, người dân ở khu quy hoạch vẫn chưa đủ sức đối thoại với nhà đầu tư và Nhà nước về quyền lợi và phương kế mưu sinh bền vững mà các dự án có thể đem lại cho họ...
Có lần nhìn thấy một nhóm thợ đang xây một bể chứa và đài nước cho một chương trình hỗ trợ cho khu dân cư khó khăn, tôi hỏi một người tại sao lại xây ẩu như vậy. Anh ta thản nhiên trả lời: “Cái này là tiền nhà nước mà”. Tôi nói: “Nhưng bể nước này để cho bà con mình xài, nếu con anh đi học trong một ngôi trường cũng được xây ẩu vì là tiền nhà nước, anh nghĩ sao?”. Lúc này anh ta mới trả lời, tại chủ kêu sao cứ làm vậy thôi. Những người dân đứng quanh đó, những người sẽ thụ hưởng công trình này cũng dửng dưng không có phản ứng gì. Nghèo sức mạnh có thể nhìn thấy rất rõ khi con người không có khả năng hành động, tác động hay ảnh hưởng đến môi trường xã hội xung quanh cho dù nó liên quan đến cuộc sống của chính họ.
Đáng tiếc, không phải chỉ có người nghèo “nghèo sức mạnh”, nhiều bộ phận trong xã hội cũng đang nghèo sức mạnh như vậy.
Bạo lực, tội phạm ngày một gia tăng cũng chính vì người ta không có đủ sức mạnh nội tại để ứng xử một cách thích hợp với con người và cuộc sống xung quanh mình. Không những các em học sinh đánh nhau đang nghèo sức mạnh theo nghĩa này, mà những thanh thiếu niên đang quay phim và đang dửng dưng ngồi xem gần đó cũng rất nghèo.
Giáo viên cũng rất nghèo sức mạnh của sáng tạo và đối thoại khi đặt ra những khuôn mẫu của bài học văn chương mà phủ nhận mọi suy nghĩ trung thực nhưng trái với “đáp án”.
Có nhiều cán bộ địa phương trả lời về việc tại sao không hỏi ý kiến dân về những vấn đề của họ là: “Mình cứ phải quyết định thôi, trình độ họ thấp lắm, có biết gì đâu mà ý kiến ý cò”. Những cán bộ này cũng rất nghèo sức mạnh của cái tâm để lắng nghe thực sự và để tôn trọng phẩm giá người khác.
Doanh nghiệp, cơ quan hay dự án kiếm lợi nhuận bằng mọi giá, bất kể tàn phá môi trường hay tài nguyên cũng rất nghèo sức mạnh của ý thức và sức nghĩ xa khi chặn đường sống của chính khách hàng của mình, và cả chính con cháu mình.
Một đất nước mà phát triển kinh tế chỉ đem lại thịnh vượng cho một bộ phận người dân nào đó mà không chia sẻ những thành tựu của phát triển cho mọi thành viên của xã hội, đất nước đó không thể gọi là mạnh được. Nghèo đói không chỉ liên quan đến một bộ phận người dân có mức thu nhập hay tiêu dùng dưới một ngưỡng nào đó. Nó liên quan đến mọi mặt của cơ chế, chính sách xã hội, triết lý giáo dục và ứng xử xã hội của các tầng lớp người dân khác nhau. Nếu chỉ chạy theo những dự án vĩ đại mà quên đi cái nghèo mọi mặt đang âm thầm tàn phá cuộc sống của không chỉ người nghèo mà tất cả chúng ta, thì chúng ta cũng đang rất nghèo tầm nhìn vậy.

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2010

Đồng cảm với dân

Thật đáng buồn là ngày nay có một bộ phận không nhỏ cán bộ tuy vẫn luôn hô hào những khẩu hiệu cách mạng nhưng tư tưởng và hành động ngày một xa rời dân, xa rời lý tưởng.
Tần suất tin tức về sự vô cảm, tiêu cực ngày càng cao.
Các tỉnh thành đều kêu thiếu nguồn nhân lực có trình độ, nên đã ban hành chính sách “chiêu hiền đãi sĩ”, chi tiền để cử người đi học ở nước ngoài và kêu gọi họ tốt nghiệp trở về phục vụ quê hương. Nhưng mâu thuẫn sao, khi “Bằng cấp cao vẫn lao đao xin việc” (Tuổi trẻ, 13-10-2010) là một thực tế xảy ra ở nhiều nơi. Đáng buồn hơn, khi những người bị làm khó lại chính là những người muốn trở về phục vụ cho quê hương mình. Một chính sách tốt bị biến thành khẩu hiệu sáo rỗng!
Hình ảnh những đứa trẻ huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam hàng ngày phải dắt díu cõng nhau lội qua sông đến trường (Tuổi trẻ, 9-10-2010) đã gây xúc động cho độc giả. Các nhà hảo tâm đánh tiếng sẵn lòng góp sức xây cầu cho các em qua sông tìm chữ. Thế nhưng, thái độ của lãnh đạo huyện Đông Giang lại như ngược chiều với bầu nhiệt huyết của họ (tuanvietnam.net, 16-10-2010). Thật đúng với câu “Dân cần nhưng quan không vội”! Đâu rồi sự cảm thông với nỗi khổ và mối hiểm nguy đang rình rập các em?
Tiêu cực, vô cảm không chỉ giới hạn ở cán bộ cấp thấp. “Cả bí thư lẫn chủ tịch tỉnh đều bị kỷ luật” cũng là chuyện mới xảy ra. Và cũng không phải chỉ có hai cán bộ bị xử lý: Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xác định dấu hiệu vi phạm đối với tập thể Thường trực và 3 Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình và có kết luận: “...
Những sai phạm trên gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí tiền, tài sản, đất đai của Nhà nước; gây dư luận bất bình, mất lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân” (vietnamnet.vn, 15-10-2010).
Việc xuất hiện liên tục các “hố tử thần” trên đường phố TPHCM và Đà Lạt, dù người ta có cố biện minh thế nào, thì vẫn lộ rõ lỗ hổng trách nhiệm, cả trước và sau khi sự cố xảy ra, của những người có trách nhiệm đối với sự an toàn và cả sinh mạng của người dân.
Nỗi khổ của nhân dân
Còn nhớ những thông tin từ chuyện tiếp dân của các đoàn kiểm tra việc thực hiện Luật Đất đai trước đây cho thấy nông dân, tầng lớp chịu nhiều hy sinh nhất, có đóng góp nhiều nhất trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và cả trong xây dựng đất nước, lại là những người bị thiệt thòi nhiều nhất, do sự vô cảm đáng kinh ngạc của một số quan chức nhân danh sự phát triển kinh tế của địa phương.
Khi vội vàng giải tỏa để có đất cho các dự án, quyền lợi và cuộc sống của người dân, phần lớn là nông dân nghèo, đã không được giải quyết thỏa đáng. Khoản tiền đền bù chẳng đáng là bao so với khoản lợi nhuận khổng lồ mà nhà đầu tư có thể thu được từ mảnh đất của người nông dân.
Nhiều nơi đã không quan tâm đúng mức đến số người mất nhà, mất đất đó có thể đi đâu, ở đâu, làm sao để có thể tiếp tục sinh sống. Không ít dự án giải tỏa xong những diện tích rộng lớn rồi nhiều năm sau đó lại bỏ hoang trong khi người dân không có đất canh tác. Tình trạng quy hoạch như vậy xảy ra ở nhiều nơi, đẩy hàng trăm, hàng ngàn gia đình vào cảnh khó khăn. Trong khi đó, những người ban hành các quyết định quy hoạch đó vẫn ung dung tại vị và dửng dưng trước nỗi khổ của dân.
Có những dự án được dư luận cảnh báo sẽ gây ra ô nhiễm môi trường mà tác hại của nó sẽ lớn hơn rất nhiều so với lợi nhuận thu được theo dự kiến, nhưng vẫn được duyệt cho triển khai. Không ít khu công nghiệp, nhà máy cứ ngang nhiên xả chất thải, gây ô nhiễm nguồn nước, đất đai, không khí từ năm này qua năm khác, mà chính quyền địa phương chẳng mấy để tâm đến đơn thư khiếu nại của những nạn nhân khốn khổ trong vùng.
Điển hình là trường hợp kéo dài hàng chục năm mới được để tâm đến như vụ Vedan, nhưng không phải là duy nhất. Thái độ dửng dưng đó có thể xuất phát từ những động cơ khác nhau, nhưng chắc chắn không phải vì lợi ích của dân.
Mặc dù cải cách hành chính đã trải qua nhiều năm, nhưng sự nhũng nhiễu dân vẫn xảy ra khá phổ biến. Các doanh nghiệp vẫn than phiền hết năm này đến năm khác, từ chuyện nhỏ như thủ tục đăng ký mua sổ hóa đơn đỏ, đến thủ tục thông quan hàng xuất nhập khẩu, hoàn thuế giá trị gia tăng cho đến thủ tục nộp thuế... Thế nhưng đã có bao nhiêu người có trách nhiệm quyết tâm ngăn chặn tệ nạn đó?
Những khối tuyết đã lăn quá lâu!
Kết quả ban đầu của khảo sát trực tuyến về cải cách hành chính do UNDP phối hợp với VietNamNet thực hiện cho thấy, gần 70% người dân khi được hỏi trả lời rằng họ phải đưa thêm tiền mới giải quyết được công việc liên quan đến thủ tục hành chính (“Cứ “lót tay” việc mới “chạy””, vietnamnet.vn, 14-10-2010). Nếu kết quả điều tra này là xác thực, đó thực sự là một quốc nạn. Vì vậy, liệu có nên cứ tiếp tục tự ru ngủ mình bằng điệp khúc: “Hiện tượng tiêu cực chỉ là cá biệt, những cán bộ mất phẩm chất chỉ là số ít”, “Lòng tin của dân ngày một nâng cao”...?
Trên lý thuyết, Nhà nước ta là “của dân, do dân, vì dân” và công chức, dù ở bất cứ cấp bậc nào cũng đều là “công bộc của dân”. Thế nhưng trên thực tế vấn nạn nhũng nhiễu, tham nhũng, hối lộ vẫn tràn lan. Năm 2009, Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Việt Nam đứng thứ 120 trong bảng Chỉ số Cảm nhận tham nhũng, thấp hơn nhiều so với hầu hết các nước Đông Á, trong khi Trung Quốc đứng thứ 79 và Thái Lan là 84.
Vì sao qua bao năm kêu gọi chống tiêu cực với không ít nghị quyết mà vấn nạn này vẫn ngày càng lan rộng? Để giải quyết vấn đề bức thiết này phải xác định đúng nguyên nhân sâu xa, không phải chỉ ở bản thân những người tiêu cực mà cả ở cơ chế nào đã tạo điều kiện sản sinh ra tình trạng đó, tư duy nào đã tạo ra cơ chế đó. Nếu không giải quyết được vấn nạn này thì hiểm họa do nó gây ra trong xã hội ngày càng lớn. Người ta thường ví cái xấu như khối tuyết lăn từ trên núi cao, càng lăn khối tuyết sẽ càng lớn và tác hại nó gây ra cũng khó lường hết được. Các đợt sinh hoạt chính trị có thể nâng cao trình độ lý luận của cán bộ, nhưng điều đó chỉ có tác dụng khi nó thực sự chuyển thành sự giác ngộ về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với dân, với nước.
Theo báo SaiGonTimes

Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2010

Tiếng ồn

Càng đô thị hóa, con người sẽ phải chịu nhiều tiếng ồn hơn.
Sáng nay chở con đến trường, đang dừng trước vạch đèn đỏ bổng nghe một loạt tiếng còi xe từ sau lưng báo đèn đã chuyển sang xanh- có thể đi được. Hơi khó chịu vì cả một khối đông người sáng sớm như vậy, làm sao cơ thể nhanh hơn được.
Đi xe máy ra đường quốc lộ, giật mình - có thể dẫn tới va quệt gây tai nạn khi nghe tiếng còi hơi. Chậm chút xíu bác tài ơi, phía trước là công trình, bác đâu có thể dùng còi hơi mà bươn nhanh lên được.
Đang uống cà phê vệ đường, bổng nghe tiếng ồn ào cãi nhau của hai người buôn chai bao; bình tĩnh đi hai chị ơi đâu có phải vì ồn ào gây huyên náo khu phô mà thu nhập của các chị ngày hôm nay cao hơn!
Định đi ngũ sớm hơn mọi khi, nhưng vừa hiu hiu thì bị tiếng Karaoke của nhà hàng xóm len lõi vào tai. Đêm hạ nóng ran mà bài" Người tình mùa đông" không làm sao cho bớt nhiệt được. Tiếng ồn càng làm cho thân người "nóng" thêm.
Thế mới thấy sự yên tĩnh đô thị quí giá biết chừng nào. Lại càng quí hơn nữa, nếu trong sự nào nhiệt của đường phố, xã hội, ta giữ được sự thanh thản và yên tĩnh của tâm hồn.


Phan Văn Hải

Thứ Năm, 4 tháng 11, 2010

CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ CỦA AFHC CHO NHỮNG TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN/ NHỮNG HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN


Ngày 18 tháng 10 năm 2010
Văn bản số: J.C.22-22
Kính gửi: Trung tâm khuyến khích tự lập
Thông báo Quyết định cuối cùng về việc cấp tiền
Chúng tôi đã xem xét báo cáo hoạt động của bạn và các tài liệu liên quan đề ngày 23 tháng Bảy năm 2010. Chúng tôi quyết định cấp cho bạn với số tiền như đã nêu dưới đây.
Số tiền: 64.000 Yên Nhật ( tương đương: 750 đô la Mỹ)
* 1 Đô la = 85 Yên Nhật(Theo tỷ giá hối đoái đầu tháng 10 năm 2010)
* Xin lưu ý rằng tiền tài trợ sẽ có thay đổi dựa trên tỷ giá của ngày chuyển tiền.
Hideyuki Harada
Thị trưởng thành phố Fukuroi, Nhật BảnTrưởng bộ phận tại Nhật Bản của Liên minh các thành phố lành mạnh
Mẫu 7
Giấy chứng nhận này sẽ được giao cho đại diện thành phố Huế từ phía Nhật Bản
Lễ trao giấy chứng nhận được tổ chức long trọng như sau:
Thời gian: 16:00-17:20
Ngày: 28 tháng 10 (Thứ Năm), 2010
Địa điểm: Tại buổi lễ trao chứng nhận hoàn thành các dự án thí điểm về hỗ trợ quốc tế các thành phố lành mạnh AFHC.
Tầng B1, COEX Khách sạn Intercontinental, Gangnam-gu, Seoul
Người dịch: Anh Đào

Thứ Ba, 2 tháng 11, 2010

Xót xa khoảng cách giàu nghèo


TBKTSG) - Tôi và người bạn vào uống cà phê ở một quán nổi tiếng tại quận 3, giá mỗi ly cà phê đen không ít hơn 30.000 đồng. Anh kể, anh vừa gặp lại một người bạn cũ, hiện đang làm công nhân ở Đồng Nai. Bạn anh làm tăng ca thường xuyên nhưng lương cũng không quá 3 triệu đồng/tháng nên không bao giờ dám uống ly cà phê giá hơn 4.000 đồng!
Một cô bạn khác thì kể, cô được một chị bạn mời đi ăn tại một khách sạn lớn. Do người bạn vừa trúng đậm một thương vụ nhà đất nên không ngại gì nhưng cô thì thấy giật mình, bởi giá tiền mỗi phần ăn có thể nuôi sống một gia đình trong cả tháng…
Nếu tình cờ đi sang khu Phú Mỹ Hưng, nhiều người ngạc nhiên vì tưởng mình… lạc vào một đất nước khác. Ở đó, bên cạnh sự sạch sẽ, khang trang, hiện đại dĩ nhiên là sự giàu có của các cư dân. Chỉ tính riêng các khoản phí hàng tháng của một gia đình (vệ sinh, an ninh, chiếu sáng…), có thể nhiều hơn tổng thu nhập của một hộ nghèo tại thành phố này trong một tháng (và sẽ gấp nhiều lần thu nhập của một hộ nghèo tại các tỉnh khác). Từ đó có thể thấy chênh lệch mức sống như thế nào và đằng sau đó là chênh lệch về chất lượng sống.
Những chuyện như thế đang diễn ra ở khắp nơi trên đất nước ta với những mức độ khác nhau. Năm 2007, có người đã đặt ra tình huống hai người ăn một con gà nhưng kỳ thực chỉ có một người ăn nguyên con, còn người kia… đứng nhìn.
Sau ba năm, tình hình có thể có khác đi, theo hướng là ba người ăn hai con gà. Tính bình quân thì một người ăn được hơn nửa con nhưng liệu có xảy ra tình huống một người ăn cả hai con, còn hai người kia đứng nhìn, hoặc một người ăn gần hết hai con, một người ăn phần còn lại và vẫn có một người nhịn?
Đó là một thực tế xót xa. Bởi vì, nhìn toàn cảnh, xã hội ngày càng phát triển, đất nước ngày càng giàu mạnh. GDP hàng năm vẫn tăng đều đặn, thu nhập bình quân đầu người vẫn không ngừng tăng trưởng. Đó là xu hướng tích cực mang tính tất yếu. Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo theo đó cũng tăng lên. Điều đáng nói là dường như những người giàu thì ngày càng có xu hướng giàu thêm còn người nghèo tuy không nghèo hơn nhưng rất khó có sự cải thiện lớn về thu nhập do hạn chế về vốn, trình độ văn hóa, tay nghề…
Từ chênh lệch thu nhập sẽ kéo theo chênh lệch về khả năng được đáp ứng yêu cầu về giáo dục, y tế, giải trí… Tức là chất lượng sống của một bộ phận đông đảo người dân vẫn chưa được cải thiện nhiều.
Điều tiết sự chênh lệch khoảng cách giàu nghèo phải bằng những chính sách mang tầm chiến lược, chứ không thể đơn lẻ ở từng địa phương. Dù vậy, việc thực hiện sự điều tiết này phải do tất cả các ngành, các cấp, các địa phương chứ không chỉ trông mong tất cả vào Chính phủ. Trước hết, phải có một quan điểm nhất quán và xuyên suốt về công bằng xã hội. Công bằng không phải là cào bằng mà phải có sự quan tâm đúng mức, đồng bộ và thỏa đáng đến tất cả các nhóm cư dân. Chẳng hạn, tìm cách hỗ trợ doanh nghiệp thì cũng phải có biện pháp giúp đỡ nông dân, chăm lo cho các đối tượng thuộc diện chính sách, bảo trợ xã hội…
Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng nâng chất lượng cuộc sống của người dân, xem đó là mục tiêu của việc giảm chênh lệch giàu nghèo, chứ không phải chỉ xét ở vấn đề thu nhập. Các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là về y tế, giáo dục, cần được quan tâm đúng mức. Chẳng hạn, nên triệt để miễn (chứ không chỉ giảm) học phí và các khoản thu khác cho học sinh, sinh viên thuộc diện khó khăn, chính sách. Tương tự, ở lĩnh vực y tế, có thể không thực hiện chính sách đồng chi trả cho đối tượng nghèo và chính sách…
Một chính sách khác cũng cần quan tâm là thuế. Với thuế thu nhập cá nhân, cần xem lại mức khởi điểm tính thuế và các khoản giảm trừ gia cảnh để những người có thu nhập thấp và trung bình không phải đóng thuế. Mặt khác, cần nghiên cứu tăng thuế đối với những người tiêu dùng các hàng hóa, sản phẩm xa xỉ, đắt tiền, đồng thời tính toán việc áp thuế đối với các hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhất là trong sản xuất nông nghiệp.
Chính sách vĩ mô phải đảm bảo xu hướng là ngày càng có nhiều người được ăn mà phần ăn cũng phải được tăng lên. Xét cho cùng, đó là mục tiêu chung của các nước chứ không riêng gì Việt Nam.

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010

Tự giác

Trên mục hỏi đáp của Yahoo có câu hỏi của một bạn như sau: "Tự giác là gì và ích lợi của nó trong cuộc sống?" Và câu trả lời hay nhất (do người đọc bình chọn) như sau:"Bạn ơi TỰ GIÁC: LÀ NGƯỜI CÓ NHẬN THỨC CÁ NHÂN, BIẾT LÀM NHỮNG VIỆC KHÔNG LÀM PHIỀN NGƯỜI KHÁC .Thường thì người TỰ GIÁC rất có lòng tự trọng. Ví dụ : Trong 1 buổi tiệc, ở phòng máy lạnh ai cũng ăn mặc đẹp .Có một người con trai nghịên thuốc lá, anh lấy gói thuốc ra ( và chợt nghĩ lại ) nên anh ta xin phép mọi người để ra ngoài có việc 1 chút .( Thật ra là anh ta ra kéo vài hơi thuốc lá đấy ).Thì ta nói rằng, đấy là 1 người tự giác .Vâng, vâng nếu như cả XH ai ai cũng tự giác thì sẽ ít có phiền muộn xảy ra . Công an, tòa án cũng ít có việc để làm . Vì ai cũng tự giác, làm gì có gây gỗ, đánh chửi nhau ...như thế XH ngày càng văn minh hơn đấy nhé. Chia sẻ vậy nha . Chào bạn". Tôi cũng có đồng cảm với câu trả lời trên, chỉ xin chia sẻ thêm một số ví dụ về sự tự giác hoặc không tự giác như dưới đây:
1) Một nhân viên có năng lực nhưng không tự giác phát huy khả năng của mình trong công việc, cho rằng thu nhập tôi như vậy thì tôi chỉ làm từng đó.
2) Người tham gia giao thông tự giác dừng trước vạch giao thông khi có đèn đỏ mà ở bục giao thông không có bóng anh cảnh sát.
3) Chưa tự giác tuân thủ giờ giấc làm việc nếu không có sự nhắc nhở hay phê bình trong công sở.
4) Chưa tự giác vệ sinh khu vực làm việc của mình (vì cho rằng sáng hôm sau đã có người trực nhật làm thay rồi)
5) Chưa tự giác học tập nâng cao kiến thức, thu thập thông tin áp dụng cho công việc.
6) Chưa tôn trọng người khác khi còn chơi game hoặc làm việc cá nhân quá nhiều trong giờ làm việc và ra về sớm khi không báo cáo người quản lý cũng như không ghi bảng thông báo.
7) Chưa tự giác cố gắng làm bù thời gian đi làm trễ hay nghỉ quá phép.
8) Chưa tự giác ghi chép một cách đều đặn nhật ký công việc hàng ngày.
9) Chưa tự giác làm đúng bổn phận được phân công (ví dụ thu hồi nợ chây lì tại địa phương).
10) Chưa tự giác báo cáo việc mình chưa thể hoàn thành tới Ban Điều Hành.
11) Chưa tự giác suy nghĩ đến được những điều ta đã hưởng lợi từ tổ chức mà chỉ chuyên chú tâm vào những điều tổ chức chưa làm hài lòng bản thân.
12) Chưa tự giác tự phê bình và phê bình (có thể gây mâu thuẩn nội bộ vì phê bình không đúng nơi, đúng lúc)....
TỰ GIÁC LÀ NGƯỜI CÓ NHẬN THỨC CÁ NHÂN, BIẾT LÀM NHỮNG VIỆC KHÔNG LÀM PHIỀN NGƯỜI KHÁC la mot dinh nghia HAY. Tôi hy vọng người đọc sẽ hiểu được tâm tư của cá nhân tôi qua nhũng dòng viết trên.
Phan Văn Hải

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2010

Cảm nhận từ một bức ảnh đạt giải thưởng quốc tế AFHC

Bức ảnh "Đánh cá ven sông" đã được Ban Tổ Chức cuộc thi ảnh của Liên Minh Các thành phố lành mạnh (AFHC) thành phố Gangnam-Seuol Hàn Quốc chấm giải nghệ thuật. Tác giả là nhiếp ảnh viên duy nhất của Việt Nam và là thành viên thứ 2 sau Malaixia trong hiệp hội Asean nhận giải thưởng của cuộc thi, đó là anh Trương Hữu Quốc Huy - nhân viên của Trung tâm Khuyến khích tự lập Huế (CESR).

Bối cảnh chụp là một cửa sông miền Trung, con sông hiền hòa đang hòa lòng vào biển Đông bao la thanh bình và bao dung.
Đó hẵn là một con sông của tổ quốc Việt Nam, vì chính giữa khuôn hình là quốc kỳ thiêng liêng và chiếc nón lá thiết thân của người nông dân tần tảo, là chiếc thuyền độc mộc ngược xuôi, là cây xanh làng quê và đặc biệt là dãy Trường Sơn hùng vĩ ở phía xa xa. Quê hương Việt nam đó, mãnh đất thân yêu của tổ quốc ta đó. Cách cửa sông này không xa, cũng có một vùng biển đảo đang ngày đêm mong được trở về vòng tay thân yêu của đất mẹ Việt Nam, như người con sao bao ngày xa cách gia đình lớn.

Ánh sáng của bức ảnh cho ta biết đó là giờ buổi sáng, và các nông dân-ngư dân dang chuẩn bị cho mẽ lưới của buổi triều cường. Lặng lẽ, bịnh dị và thanh bình biết bao, ôi biển Việt Nam, quê hương Việt Nam; bao thế hệ người đã ngã xuống để có được thanh bình ngày hôm nay.

Hãy yên lòng các anh các bác-các cô-các anh…, vì vẫn có nhiều ánh mắt dõi theo các ngư dân đang miệt mài lao động, đó là hệ thống ăng ten cảnh thị ven biển, là thế trận lòng dân ở sau rặng xanh của cỏ cây sau lưng các chú, các bác, các cô, là nghệ sĩ nhiếp ảnh đã ghi lại được giây phút rất Việt Nam này.
Đàn vịt trắng đang bơi phía sau các ngư dân là nét chấm phá cho sự lãng mạn và mạnh mẽ và rất đời thường của một bức ảnh nghệ thuật. Chủ quyền Việt Nam được thể hiện từ những hình ảnh hàng ngày bình dhị như vậy đó.

Trương Hữu Quốc Huy và nhóm công tác TTKKTL

PS: Bức ảnh được chụp tại Cửa Đại - Hội An, Sông Thu Bồn.

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

Chuẩn nghèo quá thấp!


Chuẩn nghèo mà Việt Nam đang áp dụng hiện nay là thu nhập bình quân đầu người dưới 200.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn, miền núi hoặc dưới 260.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Nói cách khác, nếu không tính vùng, miền, thì ai có thu nhập dưới 9.000 đồng/ngày (0,46 đô la Mỹ theo thời giá hiện nay) thì được xem là nghèo. Với “chuẩn” ấy, cả nước hiện vẫn còn khoảng 12% số hộ với hơn 10 triệu người nghèo.
Dự kiến, trong giai đoạn 2011-2015, chuẩn nghèo mới sẽ được nâng lên mức 400.000 đồng/người/tháng ở nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng ở thành thị. Trong khi đó, chuẩn nghèo mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng hiện nay là thu nhập bình quân đầu người từ 60 đô la Mỹ/tháng trở xuống, tức 2 đô la/ngày.
Riêng ở Mỹ, một gia đình bốn người có thu nhập mỗi năm dưới 22.000 đô la thì bị xếp vào diện nghèo. Có nghĩa là bình quân thu nhập của mỗi công dân Mỹ trong một năm ít hơn 5.500 đô la, một tháng dưới 458 đô la và một ngày dưới 15 đô la (khoảng 300.000 đồng Việt Nam) thì được xem là người nghèo! Như vậy, chuẩn nghèo của nước Mỹ cao gấp 7,5 lần so với mức bình quân của thế giới.
Việt Nam hiện đã thoát ra khỏi hàng ngũ các quốc gia kém phát triển, đang tham gia nhiều tổ chức có uy tín trên thế giới và khu vực. Theo tôi, không có lý do gì để chúng ta tự đặt ra cho mình “chuẩn nghèo riêng” quá thấp, chỉ bằng khoảng một phần ba so với thế giới. Nếu mục đích chỉ nhằm kéo giảm số hộ nghèo xuống so với thực tế để tự an ủi thì lý do đó không chính đáng chút nào, thậm chí “lợi bất cập hại”! Do vậy, chúng ta cần nâng chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 lên gấp đôi mức dự kiến: 800.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1 triệu đồng/người/tháng ở thành thị. Mức ấy tuy cũng còn thấp so với chuẩn thế giới, nhưng có thể tạm chấp nhận được so với thực tế cuộc sống của đại đa số nhân dân nước ta hiện nay.

Học tập người Nhật

Đại sứ Nhật Bản Sakaba vừa kết thúc nhiệm kỳ làm việc gồm hai năm và bảy tháng tại Việt Nam. Tại buổi liên hoan chia tay thân mật do Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội tổ chức, khi được hỏi “Ngài suy nghĩ thế nào về đất nước, con người Việt Nam?”, Đại sứ Sakaba đã thành thật trả lời: “Tôi muốn giới trẻ Việt Nam phải chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hơn, có tinh thần kỷ luật hơn và có tính tuân thủ hơn…”.
Trên thực tế, Việt Nam cùng với Nhật Bản cũng có vài điểm tương đồng về địa lý, văn hóa, lối sống… Nếu xét về diện tích, Nhật và Việt Nam tương đương với nhau. Tính về số dân, Nhật đông gần gấp rưỡi so với Việt Nam. Còn về điều kiện tự nhiên, Việt Nam tương đối thuận lợi hơn so với Nhật.
Nhật đã từng bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng từ trong đống tro tàn đổ nát, chỉ hơn 20 năm sau họ đã vươn lên trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ). Năm 2009, GDP của Nhật đạt trên 5.000 tỉ đô la Mỹ (473.000 tỉ yen), thu nhập bình quân đầu người khoảng 40.000 đô la Mỹ/năm.
Trong khi đó, Việt Nam kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ đã hơn 35 năm, nhưng đến nay chúng ta chỉ mới vừa thoát ra khỏi nhóm các quốc gia chậm phát triển, với thu nhập bình quân đầu người năm 2009 khoảng 1.000 đô la Mỹ! Điều gì đã tạo nên sự khác biệt lớn ấy?
Mọi người từng nghe nói nhiều về “sự thần kỳ Nhật Bản” từ mấy chục năm trước nhưng theo tôi, nguyên nhân chủ yếu làm nên điều kỳ diệu đó chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc của họ. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, người Nhật - cả quan chức lẫn dân thường - đều nghiến răng làm việc, không một ai tỏ ra chủ quan, thỏa mãn với những thành quả to lớn đạt được.
Trong nhà trường, người Nhật giáo dục cho con em họ (đại ý): Nước Nhật nghèo lắm, tài nguyên thiên nhiên hầu như chẳng có gì, các em phải ráng học giỏi để sau này tự lo được cho bản thân, gia đình và góp phần xây dựng đất nước. Họ chẳng bao giờ “tự ru ngủ” theo kiểu “Đất nước ta rừng vàng, biển bạc…”. Bởi một khi đã yên tâm với khối “vàng, bạc” đồ sộ trời cho ấy thì nhiều người ắt sẽ nảy sinh tâm lý chẳng cần làm cũng không sợ đói, cứ từ từ hưởng thụ! Có lẽ đó là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam chậm tiến so với một số dân tộc khác ở châu Á vốn có điểm xuất phát gần giống chúng ta như Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan…
Lời khuyên của Đại sứ Sakaba đã hàm chứa tính cách vốn là thế mạnh của người Nhật và là “thế yếu” của đa số người Việt Nam. Chúng ta thường hay xem nhẹ tính kỷ luật, ít chịu tuân thủ những quy định chung như chấp hành luật lệ giao thông, giữ chữ tín trong làm ăn… Thói quen tùy tiện, được chăng hay chớ, thiếu ngăn nắp, thiếu quan tâm giữ gìn vệ sinh chung, hay chạy theo cái lợi trước mắt… sẽ là những lực cản không nhỏ làm chậm bước tiến của Việt Nam.
Cảm ơn lời khuyên chân thành của ngài Đại sứ Nhật Bản Sakaba. Nếu chúng ta biết lắng nghe, khiêm tốn học hỏi và không tự cho mình là số một thì chắc cũng sẽ nhanh chóng rút ngắn được khoảng cách với các quốc gia phát triển. “Ngoài trời còn trời”, lời dạy của người xưa không bao giờ cũ.

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

Hình ảnh đất nước Chilê

Bắt đầu viết dòng này khi lồng cứu hộ " Phượng Hoàng", tại khi hầm mỏ Chilê đang đưa thợ mỏ thhứ 32 lên mặt đất, như vậy dưới hầm mỏ nơi khu vực bị kẹt chỉ còn duy nhất 1 người - ở độ sau hơn 600m, đã bị kẹt hơn 69 ngày.

Chỉ còn vài phút nữa thôi, cuộc giải cứu sẽ kết thúc thành công, thông tin đại chúng toàn cầu sẽ có nhiều bài phân tích sâu, tôi đây xin chỉ viết ra nhũng suy nghĩ tức thời.

Đất nước Chilê trong tôi là hình tượng của Pinochê độc tài, của những cầu thủ chơi bóng ở các câu lạc bộ châu Âu rất tài năng, và là nơi sản xuất rượu vang ngon, đã được dùng cho quan khách quốc tế trại hội nghị APEC 2006 tại Hà nội.

Hình ảnh Chilê nay trong tôi sau đậm hơn nhiều.
- Một đất nước đã gượng dậy rất nhanh sau trận động đất kinh hoàng,
- Một đất nước có tổng thống, và các quan chức chính phủ rất gần dân, túc trực đón từng thợ mỏ bị kẹt 69 ngày trong lòng đất,
- Là sự cứng cáp, rắn rỏi của các thợ mỏ khi bị nạn, sống cách biệt với thế giới bên ngoài, có khi đã mất hết liên lạc với mặt đất,
- Là 33 khuôn mặt thợ mỏ được đào tạo rất chuyên nghiệp và thạo nghề, với nhiều tính cách rất đời thường như bao từng lớp cần lao ở bất cứ nơi đâu,
- Là sự cao thượng, khí khái khi ai cũng tình nguyện là người lên "đất" cuối cùng,
- Là niềm hạnh phúc vô bờ của bố, mẹ, vợ, con, người yêu, đồng nghiệp, người dân, đón chờ các anh hùng lên từ lòng đất,
- Là sự chuẩn bị chu đáo để tiếp đón những thợ mỏ bị kẹt,
- Là sự khẩn trương trong việc tìm kiếm các phương án cứu hộ khẩn trương nhất (việc khoan trúng chổ và thiết kế được khoang"nhộng" đưa người lên đã rút ngắn thời gian tìm kiếm, cứu hộ hơn 40 ngày, thời gian cứu hộ rút ngắn một nữa theo dự định ban đầu là 48 tiếng),
- Là sự kiện vĩ đại, được ví như việc con người đã đổ bộ lên mặt trăng cách đây hơn 40 năm,
- Là đất nước đã làm cho nhân loại đồng cảm và xích lại gần nhau hơn,
- Là hình ảnh tươi vui của Chilê xóa sạch hình tượng nhà nước độc tài thời đại Pinoche, sang một nước Chile hoàn toàn mới mẽ, thân thiện và gần gũi,
Nếu cần chọn một từ để mô tả toàn bộ công việc cứu 33 thợ mỏ bịt kẹt 69 ngày này, ta có thể dùng từ "vĩ đại".
Chắc giờ này, có nhiều người cùng tâm trạng giống tôi; khi nào người dân được quan tâm một cách thực tâm và không hình thức, sự đồng cảm sẽ được nhân lên rất nhiều lần; nền hòa bình của nhân loại cũng được xây dựng một phần từ sự việc này.
"Việc nhân nghĩa, cốt yên dân".
8 giờ sáng ngày 14 tháng 8
Đợi chờ

Kiểm tra sức khỏe tại chỗ

Lồng cứu hộ Phượng Hoàng

Mẹ già mong gặp lại con

Tổng thống của quốc dân Chi Lê

Tổng thống phát biểu tại nơi cứu hộ

Vừa mới lên khỏi mặt đất

Cờ Chi Lê và người dân chờ người thân

Quốc dân hát quốc ca Chi Lê

Tổng thống và người cuối cùng được giải cứu
Phan Văn Hải

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

Thăm Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề trẻ em khuyết tật TP Đà Nẵng

Sáng ngày 6 tháng 10, tôi đã hướng dẫn đoàn Plus-1(One)net- một NGO của Nhật Bản thăm Trung tâm dạy nghề hướng nghiệp dành cho trẻ em khuyết tật tại Quận Ngũ Hành Sơn - TP Đà Nẵng. Tiền thân của Trung tâm là Làng Hòa Bình, do bà Phùng Thị Lệ Lý của Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ (East Meet West) thành lập từ năm 1992. Năm 1999 được chuyển giao cho Hôi chữ thập đỏ tp Đà Nẵng quản lý sau khi thời gian dự án kết thúc. Từ năm 2004 trở thành trường dạy nghề hướng nghiệp cho trẻ em khuyết tật của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Tổng số nhân viên của TT 10 là 10 người, dạy văn hóa và nghề cho 50 em khuyết tật, từ 7 đến 30 tuổi chia thành các lớp: Thêu, đính cườm, may, in ấn và làm hương...
Từ khi thành lập đến nay đã có 50 em tốt nghiệp sau khi học nghề tại TT và hiện đang làm việc ở các công ty tư nhân tại địa bàn thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, có 30 em - sau khi rời TT không đi làm ở các công ty tư nhân nhưng có khả năng phụ giúp công việc gia đình và làm công có thu nhập ở các địa bàn ở Quảng Nam và Đà Nẵng. TT hiện nay hoàn toàn tự túc kinh phí họat động 100%. Trung tâm có qui định phân chia thu nhập từ việc bán sản phẩm như sau: Tiền bán hàng sau khi trừ đi chi phí sản xuất, số còn lại gọi là lợi nhuận; các em trực tiếp làm ra sản phẩm được hưởng 30% lợi nhuận, thầy cô giáo trực tiếp hướng dẫn các em được hưởng 10%, và phần còn lại được nhập quỹ để trang trãi cho hoạt động của TT.
Sản phẩm của các em làm ra được tiêu thụ thông qua các kênh sau: (a) Mạng lưới tình nguyện viên quốc tế (GVN) (b) Liên minh Phụ nữ Dân chủ Nhật Bản (c) Hội sinh viên Đà Nẵng (c) Khách thăm trung tâm mua giúp sản phẩm.
Mỗi khi có khách tới thăm và mua sản phẩm, các em ở đây rất vui sướng. Giá trị lao động của các em đã được xã hội chấp nhận, các em đã sống rất có ý nghĩa - nuôi được bản thân mình và giúp ích cho xã hội.
Nếu các bạn có điều kiện, xin bỏ chút thời gian tới thăm và động viên các em ở Trung Tâm, gần khu thắng cảnh Ngũ Hành Sơn nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng. Chúng tôi cũng mong muốn Tổ chức Plus-1(One)net phối hợp với CESR để tổ chức những họat động thiện nguyện không những tại Đà Nẵng mà còn tại Huế, và điều này đã được trao đổi trực tiếp với bà Yasuko Nishiyama, giám đốc của tổ chức này.
Mong được đón tiếp và cùng hoạt động giao lưu với Plus-1(One) net tại Huế. Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-thành phố Rồng bay lên
Bảng trung tâm

Trong khuôn viên Trung Tâm Hướng nghiệp

Trao quà cho Giám đốc Trung Tâm

Lớp Đính Cườm

Lớp In ấn

Lớp Thêu

Lớp May

Lớp Làm Hương

Du khách mua hàng Lưu niệm

Chào tạm biệt

Phan Văn Hải

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2010

Tự học - thực học

Chúng ta ai cũng biết tầm quan trọng của giáo dục, tầm quan trọng của tri thức; tuy nhiên khi xã hội ngày càng thay đổi, lượng tri thức nhân loại tăng lên không ngừng như hiện nay, thì một chứng chỉ giáo dục không đảm bảo rằng bạn là người có năng lực và chuyên môn để đáp ứng cho công việc. Chính việc tự học, và học suốt đời là điều đảm bảo cho bạn không bị lạc hậu so với xã hội, tổ chức và công việc.Nhóm dự án của chúng tôi được hình thành trên một thỏa thuận giữa UBND TP Huế và một gia đình Việt Kiều Mỹ, nhằm giúp người nghèo có vốn làm ăn tiến tới tự lập. Nhân viên ban đầu vào làm việc tại Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập (TTKKTL) chưa một ai được đào tạo về quản lý tín dụng. Vì vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao chúng tôi phải tự học tập để mở rộng kiến thức, nghiệp vụ, đáp ứng cho công việc.Hiện nay, dự án đã quản lý nguồn vốn cho vay tới hơn 15,000 khách hàng với mục đích vay vốn để buôn bán, sản xuất tiến tới tự lập . Quá trình hội nhập quốc tế, bắt buộc trung tâm phải có trang web để truyền tải thông tin; để đảm bảo thông tin được cập nhật hàng ngày, cùng trang web tiếng Việt trang web tiếng Anh đã được xây dựng, thông tin liên tục được cập nhật mỗi ngày trên cả blog tiếng Việt và Tiếng Anh; nhân viên được khuyến khích viết báo cáo nhanh sau khi hoàn thành công việc tại cơ sở và những cảm nhận được ghi lại từ những trường hợp điển hình ở làng quê địa phương mình công tác. Bản tin nội bộ cũng được xây dựng trên lực lượng nhân viên hiện tại như một tờ báo mỗi tháng ra 2 kỳ, đây là một kênh thông tin liên lạc hữu hiệu giữa trung tâm và địa phương cũng như giúp nhân viên tổn kết họat động của nhóm mỗi 2 tuần và lên kế hoạch chung cho kỳ tiếp theo.
Trong năm 2008, trung tâm đã nhận được giải thưởng của UN-HABITAT, năm 2006 đã nhận được giải thưởng khuyến khích của tổ chức này; mới đây đã nhận được giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế AFHC (Liên minh các thành phố lành mạnh) vào tháng 9,2010…Để đạt được những kết quả trên, đội ngũ nhân viên của TTKKTL đã ra sức tự học và hoàn thiện kỹ năng đáp ứng công việc trên các mặt:- phần mềm quản trị mạng,- quản trị trang web,- biên, phiên dịch tiếng Anh;- viết và triển khai các dự án nhỏ xin tài trợ liên quan nước sạch, vệ sinh, môi trường;- tìm hiểu nghệ chụp ảnh…- quản lý nhân sự và điều phối công việc;- giám sát công trình xây dựng qui mô nhỏ…Việc học tập và tự học và học suốt đời là nghĩa vụ của mỗi người, trong trung tâm của chúng tôi nghĩa vụ này đã được nhiều nhân viên quán triệt sâu sắc và xin được ghi lại đây một số kết quả của công việc tự học nâng cao trình độ như trên.
Phan Văn Hải