Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

TUYÊN BỐ CỦA THÀNH PHỐ GANGNAM

Tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 của Liên minh các thành phố lành mạnh, được tổ chức vào ngày 26 – 29 tháng 10 năm 2010 tại Gangnam, Seoul, Hàn Quốc, các thành viên của Liên minh các thành phố lành mạnh đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và những quan điểm về chiến lược phát triển “các thành phố lành mạnh ở khắp mọi nơi” và tuyên bố những vấn đề sau đây:
Thành phố lành mạnh "không có nghĩa chỉ là ứng dụng y tế điện tử mà là những thành tựu đạt được cao nhất về khả năng tiếp cận thông tin y tế, các hoạt động và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản cho mọi công dân. Chúng tôi xin đề xuất công nghệ thông tin và truyền thông như là một giải pháp để giải quyết vấn đề sức khỏe truyền thống trong xã hội chúng ta bằng cách:
- Cung cấp thông tin phổ biến trên các yếu tố xã hội về sức khỏe để cho các công dân có thể giành quyền kiểm soát và nâng cao năng lực đối với sức khỏe.
- Cải thiện tiếp cận với môi trường hỗ trợ và thông tin về sức khỏe để giảm thiểu việc phân chia và bất bình đẳng về y tế.
- Nâng cao chất lượng và tiếp cận các dịch vụ y tế, đặc biệt dịch vụ y tế dự phòng cho các nhóm người dễ bị tổn thương và các người già.
- Thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý dữ liệu y tế bao gồm cả dữ liệu phản ánh các yếu tố của sức khỏe, và hệ thống y tế khẩn cấp hiệu quả.
- Sử dụng cơ cấu chung của các thành phố lành mạnh để chuẩn bị cho các thành phố phải đối mặt với những thách thức của cuộc khủng hoảng y tế đang diễn ra nổi bật.
- Cùng chia sẻ kinh nghiệm và mở rộng phong trào các thành phố lành mạnh.
Chúng tôi, lãnh đạo của các thành phố, thị trấn, các cộng đồng, các thành phần tư nhân, các tổ chức phi chính chủ, các viện đại học tái khẳng định cam kết của chúng tôi hướng tới xây dựng các thành phố lành mạnh và làm việc với các đối tác, cam kết những điều sau đây:
1. Mở rộng việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông và phát triển xã hội, môi trường, các chương trình kinh tế, và cơ sở hạ tầng địa phương để xây dựng các thành phố lành mạnh hơn.
2. Phát triển công nghệ y tế hiệu quả và hợp lý để giảm thiểu sự bất bình đẳng y tế.3. Khuyến khích học tập lẫn nhau bằng cách trao đổi kinh nghiệm trong việc tạo ra các thành phố lành mạnh ở khắp mọi nơi.
4. Hỗ trợ các kết quả của các thành phố lành mạnh để góp phần đạt được các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
5. Đẩy mạnh các biện pháp vận chuyển môi trường bền vững và các lựa chọn để giảm thiểu ô nhiễm và các tác động sức khỏe chung.
6. Đánh giá toàn diện của các chương trình của các thành phố lành mạnh bằng cách sử dụng cơ cấu SPIRIT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét