Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

Thời gian làm việc rút ngắn - hiện tượng xã hội phổ biến hay chuyện cá nhân?



Sau khi thăm cở sở mẫu giáo Xóm Gióng và Trường Tiểu Học Vĩnh Ninh (bán trú) tôi thấy rất khâm phục cường độ làm việc của các cô giáo. Tôi viết bài này để ghi nhận lòng sự cảm nhận và ngưỡng mộ của mình qua đó nêu ra một số trăn trở về thực trạng hiện tại của tổ chức TTKKTL và vấn đề làm sao để cải thiện hiện trạng.

Thời gian làm việc của cô mẫu giáo tại các trường có bán trú là liên tục từ 6:15 sáng đến 17:15 chiều. Thời gian làm việc tại trường là 11 tiếng, nghỉ trưa khoảng 30 phút nhưng không trọn vẹn vì các cháu nhỏ hay thức giấc hoặc không chịu ngủ trưa, hoặc tinh nghịch quấy bạn...

Thời gian làm việc của các cô giáo tại trường tiểu học có lớp bán trú là từ 6:45 sáng đến 17:00 chiều. Thời gian làm việc là hơn 10 tiếng, buổi trưa có thời gian 30 phút để nghỉ.
Công việc của cô bảo mẫu và tiểu học hiện nay khá căng thẳng vì đối tượng là các cháu nhỏ từ 2 đến 11 tuổi, các cháu chưa tự chủ được hành vi của mình, cần phải luôn có người để mắt theo dõi.

Thời gian làm việc của nhân viên TTKKTL được qui định là 8 tiếng mỗi ngày (như theo giờ của công chức nhà nước). Thông thường thì buổi sáng bắt đầu từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ. Tuy nhiên, tình trạng nhân viên đi làm muộn và về sớm rất phổ biến. Căn cứ ghi chép chuyên cần nhân viên tiến hành hàng ngày, nhiều nhân viên tới cơ quan buổi sáng 8:30, buổi chiều 14:30, hoặc qua theo dõi thấy nhân viên đã rời văn phòng về nhà hơn 10 giờ sáng và tầm 4 giờ chiều. Như vậy giờ làm việc nói chung của nhân viên này chỉ là 5 giờ, còn giờ làm việc thực sự để cho ra một kết quả thực sự là bao nhiêu, điều này hiện chưa có căn cứ để tính toán. Nếu tính việc ra về sớm và tới làm trễ thì thời gian làm việc của nhân viên nói trên còn ít hơn nữa.

Có thể tính thời gian làm việc của hai loại hình lao động nói trên như sau:

(a) Cô giáo MG: 22 ngày * 11 = 242 giờ
(b) Cô giáo TH: 22 ngày * 10 = 220 giờ
(c) 1 số Nhân viên CESR: 22 ngày * 05 = 110 giờ

Hiện nay tổng thu nhập trung bình mỗi tháng của nhân viên CESR là 2 triệu, của giáo viên tiểu học là 4 triệu (có thâm niên trên 20 năm dạy học), của Mẫu giáo là 1,2 triệu (với các trường tư thục).

Với giả thiết không tính tới bằng cấp, năng lực, phân biệt nghề nghiệp…, nếu tính theo thời gian làm việc và lấy lương của nhân viên CESR (2 triệu) làm cơ sở, thì số tiền lương các cô MG tư thục nhận được phải là 4,4 triệu đồng (như vậy các cô mẫu giáo đã làm từ thiện 3,2 triệu/tháng cho xã hội).Theo tính toán trên, thu nhập trên 1 giờ làm việc của nhân viên CESR và các cô tiểu học là như nhau.
Biết rằng, đây là một sự so sánh rất khập khiểng, nó chưa lột tả hết bản chất của vấn đề cần nêu (ví dụ theo góc nhìn của người quản lý, nhân viên CESR làm việc như trên được trả 2 triệu 1 tháng, trên danh nghĩa nhân viên đã nhận 3,2 triệu, vì thời gian làm việc chỉ 5 tiếng-thay vì 8 tiếng như qui định). Tuy nhiên đó cũng là một cách nhìn từ góc độ "bảo đảm thời gian làm việc theo qui định". Sự công bằng xã hội
sẽ có được từ những góc nhìn đa dạng của nhiều cá nhân và sự quyết tâm thay đổi của tất cả cộng lại. Và từ góc độ quản lý, cần phải có nhiều biện pháp để duy trì sự công bằng này.
Phan Văn Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét